Câu hỏi:

11/07/2024 2,045 Lưu

Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản những năm 1973 - 2000. Giải thích vì sao kinh tế Nhật Bản có sự phát triển không ổn định.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu số 1: Sự phát triển không ổn định của Nhật Bản những năm 1973-2000

- Giai đoạn 1973 - 1980, kinh tế Nhật Bản suy thoái. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định giảm 10 % mức tiêu thụ dầu trong các ngành sản xuất, đồng thời nỗ lực ngoại giao để tăng nguồn nhập khẩu dầu mỏ và phát triển các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...

- Giai đoạn 1980 - 1990, kinh tế Nhật Bản có sự phục hồi, song phát triển không ổn định, thường gọi là “Thời kì kinh tế bong bóng".

- Giai đoạn 1990 - 2000, kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì trì trệ kéo dài, thường gọi là “Thập niên mất mát”.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường chỉ ở mức trên dưới 1 %/ năm, thậm chí có năm tăng trưởng âm. Từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu “bơm tiền” vào các ngân hàng, quốc hữu hoá hoặc sáp nhập một số ngân hàng.

+ Mặc dù phát triển không ổn định nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới.

♦ Yêu cầu số 2: Nguyên nhân tình trạng phát triển không ổn định

- Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

- Những nhân tố đem lại sự “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản không còn.

- Tình trạng già hóa dân số.

- Chính sách kích cầu của Chính phủ thiếu hiệu quả.

- Sự giảm sút của tỉ lệ tăng trưởng, bao gồm những yếu tố đầu vào của nền kinh tế như tư bản, lực lượng lao động, thời gian lao động,...

- Khó khăn về nguồn vốn do chính sách thắt chặt cho vay của ngân hàng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.

- Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ) với tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỉ USD.

+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản, cùng với Mỹ và Tây Âu.

- Nhật Bản đặc biệt coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản:

+ Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

+ Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

+ Nhiều tập đoàn và công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

+ Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1 % GDP), có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mỹ, lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953), ở Việt Nam (1954 - 1975),

Lời giải

♦ Yêu cầu số 1:

- Những bài học thành công của Nhật Bản:

+ Coi trọng nhân tố con người.

+ Phát huy vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

+ Cải tiến hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất

+ Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa.

- Nhận xét:

+ Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.

+ Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

♦ Yêu cầu số 2:

(*) Tham khảo: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, em ấn tượng với bài học coi trọng nhân tố con người. Vì: Nhật bản luôn coi con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nhật Bản rất quan tâm tới phát triển giáo dục, nhờ vậy, nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm ưu việt, như:

+ Luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,...; Có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...

+ Có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP