Câu hỏi:
11/07/2024 96Mỗi từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có các nghĩa khác nhau. Hãy cho biết các nghĩa của mỗi từ ngữ, suy đoán xem trong những nghĩa đó, nghĩa nào có trước, nghĩa nào có sau và giải thích cơ sở của sự suy đoán.
a. Các cụ ông say thuốc
Các cụ bà say trầu
Còn con trai con gái
Chỉ nhìn mà say nhau.
(Phan Thị Thanh Nhàn, Đám cưới ngày mùa)
b. - Đội cứu hoả đến chữa cháy kịp thời, cứu được nhiều người và tài sản ở khu chung cư.
- Đó chỉ là phương án chữa cháy, chứ không phải được dự tính từ trước.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời
a. Từ “say”:
- “Các cụ ông say thuốc” và “Các cụ bà say trầu”: đây là từ chỉ trạng thái mất kiểm soát của bản thân do sử dụng đồ có chất kích thích. => Nghĩa này là nghĩa cơ sở, nghĩa có trước.
- “Chỉ nhìn mà say nhau”: mê mẩm, đắm chìm vào một mối quan hệ hay một người nào đó. => Nghĩa này là nghĩa có sau.
b. Từ “chữa cháy”:
- “Đội cứu hoả đến chữa cháy kịp thời”: hành động dập tắt đám cháy đang xảy ra => đây là nghĩa cơ sở, nghĩa có trước.
- “Đó chỉ là phương án chữa cháy”: giải quyết một vấn đề xảy ra bất ngờ => đây là nghĩa có sau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích cách dùng từ ngữ rất riêng của Xuân Diệu ở đoạn thơ sau trong bài Vội vàng:
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Câu 2:
Xác định dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt trong những câu sau:
a. Tôi đã xem bộ phim đỏ rùi nhưng không thích lém.
b. Nhà trường quy định học sinh không được ghi các comment vào sách mượn của thư viện.
c. Do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến cho việc lựa chọn ngành nghề ngày nay có sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc.
Câu 3:
Tìm những từ ngữ mới thể hiện sự phát triển của tiếng Việt tương tự các từ ngữ thuộc một trong hai nhóm sau:
a. thư viện số, kinh tế tri thức, chính phủ điện tủ, cư dân mạng, công dân toàn cầu
b. photocopy, video, VIP
Câu 4:
Tìm một số dẫn chứng cho thấy sự độc đáo trong cách sử dụng tiếng Việt của các nhà văn, nhà thơ mà bạn biết.
Câu 5:
Có những cách diễn đạt của Xuân Diệu khi mới xuất hiện bị chê là viết như Tây. Theo bạn, trong đoạn thơ ở bài tập 4 trên đây, cách diễn đạt nào có thể được gọi là "Tây", xa la với cách nói thông thường của người Việt? Hiện nay, ấn tượng về nét "Tây" trong những cách diễn đạt đó của Xuân Diệu có thay đổi gì không? Bạn nhận xét như thế nào về điều đó?
về câu hỏi!