Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Trước khi nói
- Đọc lại bài viết đã hoàn thành theo yêu cầu ở phần Viết để nhớ lại và nắm chắc các nội dung cần thuyết minh.
- Đánh dấu những ý cơ bản không thể bỏ qua và những ý có thể triển khai thêm khi thuyết minh (dưới hình thức nói).
- Có thể soạn một bản trình chiếu để xác định dễ dàng hơn các điểm nhấn của bài nói và để chuyển tải các tranh, ảnh, sơ đồ, bản đồ, đoạn phim ngắn,... một cách thuận lợi.
2. Trình bày bài nói
- Dựa vào cấu trúc của bài viết đã có để triển khai nội dung nói. Có thể thực hiện một số điều chỉnh cần thiết, tuỳ vào diễn biến thực tế của hoạt động tương tác giữa nói và nghe.
+ Mở đầu: Nêu tên đối tượng sẽ được thuyết minh (có thể đưa ra một bức ảnh hay đoạn nhạc dạo của một ca khúc và cho người nghe nhận diện danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử nào được thể hiện trong bức ảnh, ca khúc đó).
+ Triển khai: Lần lượt nêu các đặc điểm, giá trị của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử dưới hình thức vừa miêu tả, cung cấp các thông tin cụ thể, vừa phân tích, đánh giá. (Lưu ý: sự phân tích, đánh giá ở đây mang một tính chất riêng, nhằm “cố định hoá” hình ảnh của một đối tượng cụ thể, trước khi chuyển sang nói tới các đối tượng cụ thể khác trong danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.)
+ Kết thúc: Khẳng định lại giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
- Trong khi nói, cần thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng đối tượng được thuyết minh, tôn trọng người nghe thuyết minh. Mỗi khi chuyển ý, có thể nêu một số câu hỏi gợi vấn đề nhằm thu hút sự theo dõi của người nghe. Cần chú ý thay đổi ngữ điệu một cách linh hoạt, sử dụng các phương tiện hỗ trợ và động tác hình thể phù hợp.
* Bài nói tham khảo:
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh! Hôm nay, tôi xin được thuyết minh về di tích lịch sử Kinh Thành Huế, một trong những biểu tượng văn hóa tâm linh quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam.
Đến kinh thành Huế lần đầu
Ngọ Môn năm cửa tiến sâu vào thành
Bước chân cho vội cho nhanh
Đi vào mới biết kinh thành bao la.
Huế được biết đến là một thành phố lãng mạn, trữ tình, nên thơ mang nhiều khúc hát tâm tình làm say đắm lòng người. Cố đô Huế từ xa xưa trải qua bao năm tháng vẫn luôn là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ xưa mang nét độc đáo trong nghệ thuận, hằng năm luôn thu hút rất động khách du lịch trong và ngoài nước đến ghé thăm.
Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam do vua Bảo Đại trị vì cũng được đóng đô ở đây, nơi đã chứng kiến sự đổi thay từng ngày của đất nước trong giai đoạn xây dựng và phát triển.
Một trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu nổi tiếng bật nhất ở cố đô Huế không thể bỏ qua quần thể di tích kinh thành Huế uy nghi, tráng lệ này. Kinh thành Huế được biết đến là nơi có từ rất lâu đời, nhờ vào kết cấu đồ sộ vững chắc, chu vi trải rộng đến 11 cây số, thành cao 6.60m và chiều dày trung bình 21m. Chính vì đây là kinh thành đầu tiên được xây dựng nên việc đảm bảo tuổi thọ bền lâu luôn được chú trọng, do đó công trình xây dựng tốn rất nhiều tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Phần lớn trong thời kì này, vua Gia Long đã cho huy động toàn bộ lực lượng vận động từ quần chúng nhân dân để xây đắp nên một nơi vô cùng kiên cố này. Được biết trước khi xây dựng thành này thì đã từng có một thành cũ xây dựng từ đời triều chúa Nguyễn cai quản, bởi vì đã lâu đời lại có diện tích nhỏ hẹp ít quy mô nên vua Gia Long đã bàn bạc nhằm mở rộng thành theo lối kiến trúc độc đáo. Điểm đặc biệt trong vị trí đia lý của kinh thành được tính toán rất kĩ lưỡng bởi nó ảnh hưởng đến cả một vận mệnh quốc gia. Vua không cho xây thành ở nơi cách xa Phú Xuân, nơi mà các chúa Nguyễn đã từng dựng phủ ở đây vào năm 1687. Bởi đây là nơi mang vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nơi mà nằm cách xa biển có thể tránh các cuộc cướp bóc từ cướp biển vào, xung quanh bao bọc bởi núi rừng phù hợp để tác chiến, nơi ẩn nấp khi có biến cố xảy ra. Cảng sông là nơi giao thương buôn bán lại không chịu sự ảnh hưởng tác động nhiều của quân sự chính trị.
Theo sơ đồ toàn kinh thành Huế, mặt chính của kinh thành thiết kế quay về hướng truyền thống từ xưa là hướng Nam và trục chính của cung vua nằm tại vị trí thuận lợi nhất trong bản đồ. Hướng của hai hòn đảo ở phía thượng nguồn và hạ nguồn của Sông Hương hay còn gọi là “tả thanh long hữu bạch hổ” nhằm tạo vị trí thuận lợi cho vua khi ngồi trên ngai vàng có thể nhìn về hướng Nam.
Kinh Thành Huế lấy hướng Tây Bắc- Đông Nam của núi Ngự Bình làm nơi tọa lạc của vua với độ cao núi 104 mét, nằm cách sông Hương về hướng Nam là khoảng 3 cây số, tạo ra một vòng vây bao quanh kiên cố, an toàn, như là bức bình phong chống lại mọi kẻ thù mưu đồ từ bên ngoài.
Cố đô Huế cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 100 km về phía Bắc, đây từng là nơi đóng đô kinh thành của triều đại nhà nguyễn, triểu đại đã mang đến vẻ vang của dân tộc, là triều đại khai sinh ra nước Đại việt trải dài trên mảnh đất hình chữ S này.
Kinh thành Huế với thiết kế đa dạng pha trộn kết hợp giữa kiến trúc Phương Tây và thành quách phương Đông. Kinh thành có cấu trúc gồm 10 cửa chính: cửa chính Bắc nằm ở mặt sau kinh thành, cửa Tây Bắc, cửa Chính Tây, cửa Tây Nam nằm phía bên phải kinh thành, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa chính Đông và cửa Đông Bắc.
Ngoài các cửa chính trên, kinh thành có có một cửa đặc biệt thiết kế thông với thành Mang Cá, là một thành phụ tọa lạc ở phía Đông Bắc của kinh thành, nó có tên gọi khác là Trấn Bình Môn hay Trấn Bình Đài. Tính ra đã có 11 cửa thuộc đường bộ, còn về đường thủy thì kinh thành cũng có hai cửa đặt tên là Tây Thành Thủy Quan (hay gọi là cống Thủy Quan) nơi xây dựng cửa vô cùng thuận thiện là nơi giao nối liền giữa sông Ngự Hà và sông đào kẻ Vạn ở Kim Long, cửa đường thủy thứ 2 được biết đến với tên gọi là Đông Thành Thủy Quan (hay còn gọi với cái tên mỹ miều là Cống Lương Y) cũng nằm tại nơi thông nhau giữa 2 con sông lớn là Ngự Hà và sông đào Đông Ba.
Nằm ngay chính giữa mặt nam của kinh thành Huế trong khu vực pháo đài Nam Chánh là nơi dựng cột cờ của Cố Đô Huế, nó còn có tên gọi khác là Kỳ Đài. Kỳ đài có cấu tạo đơn giản chỉ gồm 2 bộ phận là đài cờ và cột cờ, đài cờ là sự cấu thành của ba tầng hình chop cụt chữ nhật xếp chồng lên nhau, cột cờ được xây dựng bằng chất liệu gỗ gồm hai tầng cấu thành.
Phía bên trong kinh thành sẽ là nơi làm việc của vua chúa thời xưa, là khu vực quan trọng nhất của hoàng gia. Hoàng Thành là vòng thành thứ 2 nằm bao quanh ở phía trong kinh thành Huế, nơi đây được biết ngoài việc bàn chính sự làm việc của vua và đại thần còn là nơi thờ phụng tồ tiên của triều đại nhà Nguyễn.
Tiếp đến vòng thành nằm phía trong cùng nhất được Hoàng Thành bao quanh đó là Tử Cấm Thành. Nghe tên mọi người cũng biết đây là nơi vô cùng tuyệt mật, bất khả xâm phạm nhất của kinh thành Huế. Cấu trúc là một hình chữ nhật, ngay phía trước hướng Nam sẽ là Đại Cung Môn, mặt hướng Bắc sẽ là nơi tọa lạc của 2 cửa lớn là Nghi Phụng và Tường Loan, còn mặt đông cũng tiếp giáp hai cửa Đông An và Hưng Khánh, mặt tây là Tây An và Gia Tường. Bốn bề bao vây bởi các cửa to lớn, kiên cố, Tử Cấm Thành từ lâu được biết đến là một trong số những công trình kiến trúc được vua Gia Long chú trọng nhất trong quá trình xây dựng và thiết kế.
Kinh Thành Huế thuộc một trong số những quần thể di tích cấp quốc gia của Cố Đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng kinh thành Huế vẫn mãi trường tồn với thời gian, luôn sừng sững giữa đất trời, xứng đáng là công trình kiến trúc quy mô, đặc sắc, độc đáo và bền lâu nhất của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong về một công trình kiến trúc nổi tiếng góp phần làm nên tên tuổi của thành phố Huế mộng mơ thông qua bài thuyết minh về Kinh Thành Huế ở trên.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của cô giáo và các bạn. Em xin cảm ơn!
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe |
Người nói |
• Nêu ấn tượng chung về bài nói, nhận xét ưu điểm, nhược điểm của nội dung bài nói và cách người nói thể hiện nội dung đó. • Chỉ ra những sai sót về thông tin trong bài nói (nếu có) và bổ sung một số ý cần thiết. • Có thể đề nghị người nói làm rõ thêm một số thông tin đáng quan tâm nhưng chưa được trình bày nổi bật hay tường tận. |
• Lắng nghe các trao đổi, góp ý với thái độ tiếp thu nghiêm túc, chân thành.
• Giải thích hay trình bày thêm về những điều mà người nghe muốn có thông tin đầy đủ hơn. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!