Câu hỏi:
26/06/2024 83Phân tích ý nghĩa của lời tuyên bố ở cuối văn bản. Nhận xét về tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm (từ ngữ, kiểu câu khẳng định,...) trong việc thể hiện giọng điệu và nội dung của lời tuyên bố.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ở Tuyên ngôn Độc lập, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố:
- Những cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc để thoát li quyển bảo hộ của Pháp, tuyên bố sự sụp đổ của triểu đình phong kiến nhà Nguyễn ("Vì những lí lẽ trên").
- Sự xuất hiện chính danh của một chính phủ đại diện cho nhân dân Việt Nam, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam ("chúng tôi, Chính phủ lâm thởi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà").
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
Để quốc tế công nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc không phải đơn giản. Cần có điều kiện khách quan: cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc, không thể chối cải, phù hợp với công ước quốc tế; chứng minh sự không lệ thuộc vào bất kì thể lực chính trị nào; khẳng định quyền tự quyết về mọi mặt của dân tộc; điều kiện chủ quan: toàn dân tộc thực sự có ý chí về quyền độc lập, tự do và có quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó. Điểm đặc sắc của Tuyên ngôn Độc lập đó là lời tuyên bố cuối VB đã khẳng định điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan này, tuyên bố trước thế giới quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của nhân dân Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tư liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Câu 2:
Đọc lại phần từ “Thế mà hơn 80 năm nay” cho đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”, đối chiếu với ô thông tin ở đầu văn bản và cho biết:
a, Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để bác bỏ luận điểm “khai hoá, bảo hộ” của Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam? Nhận xét về cách lựa chọn, sắp xếp, triển khai các lí lẽ, bằng chứng ấy.
b, Xác định và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong phần này.
Câu 3:
Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Câu 4:
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng gì? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách kết hợp các thao tác nghị luận trong phần này?
Câu 5:
Văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” gợi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
Câu 6:
Suy luận: Tác giả nhắc đến nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn nhằm mục đích gì?
về câu hỏi!