Câu hỏi:

26/06/2024 11

Em hãy viết một bài luận ngắn giới thiệu với bạn bè quốc tế về một hình thức hội nhập kinh tế quốc tế đang là ưu thế ở quê hương em.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

(*) Tham khảo: Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng

Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội đạt được những dấu ấn quan trọng, góp phần vào công cuộc hội nhập chung của đất nước. Có được những thành tựu đó là nhờ Hà Nội đã phát huy được những lợi thế so sánh riêng có, cụ thể là:

Thứ nhất, môi trường chính trị ổn định. Đây được coi là điều kiện cơ bản, thuận lợi cho quốc phòng, an ninh, đối ngoại được bảo đảm, tăng cường. Công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Giai đoạn 2011 - 2022, Hà Nội đã ký kết 83 thỏa thuận quốc tế. Hằng năm, lãnh đạo thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.

Thứ hai, Hà Nội là một trong những “đầu tàu” kinh tế lớn, đóng góp gần 20% GDP của cả nước; đóng góp 43% GRDP, 43,8% thu ngân sách của vùng đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng của Hà Nội nhờ môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Đây chính là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội. Việc tận dụng hiệu quả các lợi thế sẵn có cùng những định hướng sâu sát của chính quyền Thủ đô, Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Thứ ba, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước. Với vị trí địa lý - chính trị quan trọng, Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Chính vì vậy, Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến với nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Với vị thế địa chính trị, địa kinh tế, địa tự nhiên, địa lịch sử và văn hóa, Hà Nội hội tụ những giá trị, lợi thế so sánh đặc thù, tạo nên bản sắc độc đáo của Thủ đô trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa trong suốt hơn nghìn năm lịch sử. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện nay ngày càng thể hiện rõ vai trò, vị thế của một trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục và giao dịch quốc tế. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cả nước; nơi tập trung các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trụ sở của các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài. Vị thế Hà Nội ngày càng được nâng cao không chỉ với việc trở thành “thành phố vì hòa bình”, mà còn là 1 trong 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á. Trong 9 tháng năm 2023, khách du lịch đạt gần 3,5 triệu lượt người, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc với hàng trăm làng nghề, giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, trong giai đoạn tới, Hà Nội sẽ coi hội nhập quốc tế là động lực của sự phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Thứ năm, nguồn tài nguyên con người là một trong những lợi thế của Thủ đô Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch không còn sống khép kín như trước mà đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ vào dòng chảy hội nhập chung của khu vực và thế giới, trở nên năng động, sáng tạo hơn, dễ thích nghi với những biến chuyển của thời đại. Xuất hiện ngày càng nhiều những người trẻ Hà Nội thành đạt, tranh thủ các điều kiện mới thuận lợi, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của nhân loại, khẳng định năng lực của mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới khát vọng xây dựng thủ đô giàu mạnh. Đó chính là nguồn tài nguyên quý giá, là chủ thể năng động của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội.

Với những lợi thế và tiềm năng trên, Hà Nội đang hội nhập sâu rộng vào dòng chảy toàn cầu, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… với những sắc thái, đặc điểm riêng. Quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nội mang lại diện mạo mới, hiện đại hơn, năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn. Nhiều khía cạnh của đời sống xã hội được “hội nhập hóa”, tiệm cận với những chuẩn giá trị chung của khu vực và thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang chứng kiến những biến động to lớn, sâu sắc, tác động trực tiếp tới môi trường an ninh và phát triển của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh mới của thế giới đặt ra các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Thời gian qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Hà Nội đã và đang được triển khai tích cực trên các lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội để Hà Nội tiếp thu có chọn lọc các thành tựu, giá trị của nhân loại; đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn, bảo vệ các giá trị truyền thống lâu đời từng làm nên bản sắc, phong vị Hà Nội, để làm sao Hà Nội vẫn giữ nét vừa hiện đại, vừa văn hiến, văn minh; vừa phát triển toàn diện mang tầm khu vực, vừa tạo nên sức hút riêng bởi những lợi thế, tiềm năng, giá trị đặc sắc của mình.


 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy cho biết các nhận định sau dây về hội nhập kinh tế quốc tế là đúng hay sai. Vì sao?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế các quốc gia khác.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra giữa hai quốc gia với nhau trên cơ sở cùng có lợi về kinh tế.

C. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia được lợi thì sẽ có quốc gia khác chịu thiệt về kinh tế.

D. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

E. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện trên cơ sở các nước đang phát triển tuân thủ các quy định do các nước phát triển đặt ra.

Xem đáp án » 26/06/2024 16

Câu 2:

Em hãy quan sát hình ảnh bên và trả lời câu hỏi:

a) Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế nào?

b) Theo em, việc gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh tế của nước ta?

Xem đáp án » 26/06/2024 15

Câu 3:

a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi?

b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta?

a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi? b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta? (ảnh 1)

Xem đáp án » 26/06/2024 14

Câu 4:

a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý nghĩa của các cấp độ hội nhập đỏ đối với Việt Nam.

a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý nghĩa của các cấp độ hội nhập đỏ đối với Việt Nam.   b) Từ thông tin 2, em hãy kể tên các hoạt động kinh tế đối ngoại và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (ảnh 1)

b) Từ thông tin 2, em hãy kể tên các hoạt động kinh tế đối ngoại và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý nghĩa của các cấp độ hội nhập đỏ đối với Việt Nam.   b) Từ thông tin 2, em hãy kể tên các hoạt động kinh tế đối ngoại và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (ảnh 2)

Xem đáp án » 26/06/2024 14

Câu 5:

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Quê hương của bạn H có nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế tại địa phương, vào những dịp nghỉ hè, H lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tinh nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, khả năng giao tiếp ngoại ngữ của H được cải thiện đáng kể. H cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với bạn bè quốc tế.

a) Em hãy nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế của H trong trường hợp nêu trên.

b) Là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem đáp án » 26/06/2024 13

Câu 6:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Theo khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam năm 2022, chỉ 8,96 % lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch COVID-19. Lao động có kĩ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6% và cần cải thiện nhiều kĩ năng mềm lẫn chuyên môn. Chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh. Nếu không chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài so với các nước khu vực Đông Nam Á.

(Theo Khảo sát xu hướTaatsng tuyển dụng tại Việt Nam quỷ 3-4/2022, ManpowerGroup Việt Nam)

a) Thông tin trên phản ánh như thế nào về hiện trạng của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi hiện trạng đó?

b) Theo em, mỗi công dân - học sinh cần làm gì để thích ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế?

Xem đáp án » 26/06/2024 13

Câu 7:

Em hãy sưu tầm thông tin về cơ hội nghề nghiệp cho thanh niên ở địa phương em trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Gợi ý về các cơ hội làm việc trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, trong các dịch vụ thu ngoại tệ,...) và chia sẻ với bạn cùng lớp.

Xem đáp án » 26/06/2024 13

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn
tuyen-dung-giao-vien-1900