Câu hỏi:

27/06/2024 10

Em hãy cho biết, việc các quốc gia tham gia thành lập, xin gia nhập và rút khỏi EU phù hợp với những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế. Vì sao?

Thông tin 1. EU (Liên minh châu Âu) được thành lập năm 1950, lúc đầu có 6 nước thành viên và hiện nay có 28 thành viên. Nước Anh chính thức gia nhập khối này vào năm 1973. Tuy nhiên, đến năm 2016, Anh đã tiến hành tiến trình đàm phán chính thức rút ra khỏi EU sau khi nhận được số phiếu đồng ý của 51,9% số cử tri tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23-6-2016 tại nước này.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Việc các quốc gia tham gia thành lập, xin gia nhập và rút khỏi EU phù hợp với những nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác;

+ Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc

+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.

- Bởi vì:

+ Các quốc gia tham gia đàm phán để thành lập và xin gia nhập EU là phù hợp với các nguyên tắc: các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác;

+ Các quốc gia tham gia liên minh để hợp tác với nhau cùng phát triển, các quốc gia thành viên của liên minh đều bình đẳng về chủ quyền với nhau, mỗi quốc gia đều có quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào liên minh này trên cơ sở quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

- Việc nước Anh xin rút khỏi EU là phù hợp với nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy phân tích vai trò của pháp luật quốc tế được thể hiện qua thông tin dưới đây.

Thông tin. Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) quy định hình thức của hợp đồng mua bán có thể bằng văn bản hoặc telex hoặc điện tín. Phù hợp với quy định này, Luật Thương mại năm 2005 của nước ta quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương” (khoản 2 Điều 27). Dựa vào các quy định của hai văn bản trên, Công ty A của Việt Nam đã kí hợp đồng mua bán gạo bằng văn bản với Công ty B của Philipines.

Xem đáp án » 27/06/2024 19

Câu 2:

Em hãy nêu tên một văn bản hoặc một quy phạm pháp luật quốc tế mà em biết.

Xem đáp án » 27/06/2024 18

Câu 3:

Theo em, các thông tin trên đề cập tới mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Mối quan hệ đó được biểu hiện như thế nào?

Xem đáp án » 27/06/2024 16

Câu 4:

Em hãy cho biết nội dung thông tin trên phản ánh vai trò gì của pháp luật quốc tế.

Xem đáp án » 27/06/2024 14

Câu 5:

Từ các thông tin và sự hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Vai trò của pháp luật quốc tế được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

Xem đáp án » 27/06/2024 14

Câu 6:

Em hãy cho biết nhận định nào dưới đây phù hợp với khái niệm pháp luật quốc tế. Vì sao?

a. Pháp luật quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

b. Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Xem đáp án » 27/06/2024 14

Câu 7:

Từ các thông tin trên, em hãy nêu khái quát tác động qua lại giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia, cho ví dụ minh hoạ.

Xem đáp án » 27/06/2024 13

Bình luận


Bình luận