Câu hỏi:
11/07/2024 979
Em hãy cho biết mỗi chủ thể trong các trường hợp dưới đây thuộc bộ phận nào của dân cư và xác định chế độ pháp lí có thể được áp dụng đối với mỗi chủ thể đó.
a. Bà E là doanh nhân của Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp do bà làm chủ chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Người lao động trong doanh nghiệp của bà có cả công dân Nhật Bản, công dân Việt Nam và người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta.
b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam.
Em hãy cho biết mỗi chủ thể trong các trường hợp dưới đây thuộc bộ phận nào của dân cư và xác định chế độ pháp lí có thể được áp dụng đối với mỗi chủ thể đó.
a. Bà E là doanh nhân của Nhật Bản và là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp do bà làm chủ chuyên sản xuất giày da xuất khẩu. Người lao động trong doanh nghiệp của bà có cả công dân Nhật Bản, công dân Việt Nam và người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta.
b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam.
Quảng cáo
Trả lời:
- Trường hợp a.
+ Trong dân cư của Việt Nam, bà E thuộc bộ phận công dân nước ngoài nên có thể được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc nếu trong hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thừa nhận chế độ đó, nếu không thì bà có thể được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia.
+ Những người lao động trong doanh nghiệp của bà E nếu là công dân Việt Nam thì thuộc bộ phận công dân của quốc gia nên được hưởng chế độ pháp lí của công dân, nếu là công dân Nhật Bản thì thuộc bộ phận công dân nước ngoài và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, nếu là người không quốc tịch thì thuộc bộ phận người không quốc tịch và được hưởng chế độ pháp lí của người không quốc tịch.
- Trường hợp b. Ông P là nhân viên Đại sứ quán của Hàn Quốc ở Việt Nam và bà Q là nhân viên lãnh sự quán của Pháp tại Việt Nam, do vậy, trong dân cư của Việt Nam, cả ông P và bà Q đều thuộc bộ phận công dân nước ngoài và đều được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Sổ tay Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- 500 Bài tập tổng ôn Giáo dục kinh tế và pháp luật (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thuỷ thể hiện:
+ Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thuỷ giống như trên đất liền.
+ Chủ quyền này bao trùm cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
bên dưới vùng nước nội thuỷ.
+ Tất cả các tàu thuyền và các phương tiện bay của nước ngoài muốn ra vào hoặc bay trên vùng trời nội thuỷ của quốc gia ven biển đều phải xin phép và chỉ có thể lưu thông khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này cho phép.
- Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng lãnh hải được thể hiện:
+ Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nước lãnh hải không tuyệt đối như đối với vùng nước nội thuỷ, bởi vì tàu thuyền nước ngoài vẫn có quyền đi qua không gây hại trong vùng nước này và nghĩa vụ của quốc gia ven biển là không được cản trở quyền này.
+ Quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ đối với tài nguyên sinh vật biển cũng như đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải. Đối với vùng trời trên lãnh hải, đáy và lòng đất của vùng biển này thì quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ. Các phương tiện bay nước ngoài muốn vào vùng trời ở trên lãnh hải của quốc gia ven biển thì phải xin phép.
Lời giải
- Dân cư của quốc gia là tổng hợp những người cư trú và sinh sống trên lãnh thổ quốc gia, cùng chịu sự quản lí của Nhà nước, sự tác động điều chỉnh của pháp luật quốc gia và bao gồm ba bộ phận là:
+ Công dân (người mang quốc tịch của quốc gia);
+ Công dân nước ngoài (người mang quốc tịch của quốc gia khác);
+ Người không quốc tịch (người không mang quốc tịch của quốc gia nào).
- Chế độ pháp lí của công dân một quốc gia thường được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của quốc gia dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của quốc gia và phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế đã được quốc gia đó kí kết hoặc công nhận.
- Chế độ pháp lí của công dân khác với các bộ phận khác của dân cư trong quốc gia ở chỗ: Có nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lí mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có. Ví dụ: công dân Việt Nam có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nhưng công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở nước ta không có các quyền và nghĩa vụ này.
- Các chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài gồm:
+ Chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá;
+ Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải;
+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan và nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.
- Chế độ pháp lí của người không quốc tịch cư trú và sinh sống ở một quốc gia về cơ bản tương tự như của người nước ngoài cư trú và sinh sống tại quốc gia đó.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.