Câu hỏi:
27/06/2024 130Em hãy viết bài chia sẻ về một (hoặc một số) điều mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO và ý nghĩa của việc thực hiện những cam kết đó.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo: Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO
Ngay sau khi gia nhập WTO, ngày 27-2-2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng. Chương trình Hành động thể hiện sự chủ động và quyết tâm cao của Chính phủ trong việc tận dụng triệt để các cơ hội và vượt qua các thách thức từ việc gia nhập WTO, để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Trong gần hai năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ các quy định chung trong WTO. Về thương mại hàng hóa, ta cắt giảm trên 3.000 dòng thuế liên quan hàng dệt may, xi-măng, nông thổ sản, rau quả tươi, cà-phê, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng, ô-tô, v.v. Về thương mại dịch vụ, ta thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường, nhất là đối với dịch vụ tài chính - ngân hàng (cấp phép thành lập một số công ty tài chính và ngân hàng 100% vốn nước ngoài). Ta đã xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản pháp quy quan trọng như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực thi các cam kết gia nhập WTO liên quan đầu tư, v.v. nhằm đưa hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - thương mại của ta phù hợp hơn các quy định của WTO, qua đó cải thiện và tăng cường tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã bước đầu chủ động tham gia các hoạt động chung trong WTO và đàm phán tại Vòng Ðô-ha trên các lĩnh vực có lợi ích thiết thực như nông nghiệp, công nghiệp, cải cách các quy định trong WTO (chống bán phá giá, trợ cấp, các biện pháp tự vệ)... Ngoài việc hoạt động tích cực trong các nhóm truyền thống như APEC, ASEAN, ta đã chủ động tham gia Nhóm các thành viên mới gia nhập (RAMs) để tăng cường vị thế đàm phán và phối hợp đấu tranh vì lợi ích của các thành viên mới.
Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra những tác động nhiều chiều đối với nền kinh tế nước ta.
Một mặt, gia nhập WTO tác động tích cực đối với nền kinh tế, đặc biệt về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) và xuất khẩu. Vốn đăng ký FDI đạt trên 20 tỷ USD năm 2007 và dự kiến sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2008. Sự bùng nổ FDI trong hai năm qua phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào công cuộc đổi mới cũng như tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam. Các đối tác cho rằng tác động tích cực nhất của việc gia nhập WTO là môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể, nhờ đó Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài. Xuất khẩu cũng tăng mạnh trong hai năm qua và đạt 48,6 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2008, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài yếu tố tăng giá, sự gia tăng xuất khẩu còn do lượng hàng của ta dồi dào hơn và thị trường xuất khẩu được mở rộng đáng kể. Ðây là yếu tố cơ bản, góp phần quan trọng vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế (dự kiến 6,5 - 7% năm 2008) trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên thế giới.
Mặt khác, việc thực thi cam kết WTO trong hai năm qua cũng làm bộc lộ một số bất cập của nền kinh tế như: (i) khung khổ pháp lý cần tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp các cam kết chung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường; (ii) cơ cấu xuất nhập khẩu chậm chuyển dịch, sức cạnh tranh trên các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp; (iii) kết cấu hạ tầng yếu kém (điện, đường, sân bay, cảng, v.v.); sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trình độ cao, được đào tạo và có tay nghề, đang cản trở sự tăng trưởng có chất lượng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, việc thực thi các cam kết của WTO và các thỏa thuận kinh tế quốc tế khác góp phần tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam; do đó, các diễn biến tiêu cực của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc hơn đến kinh tế nước ta, cũng như các nỗ lực của Chính phủ ta trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước hiện trạng đó, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XII vào tháng 5-2008, Chính phủ đã đề ra tám nhóm giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ðến nay, việc triển khai các nhóm giải pháp trên đã đạt kết quả bước đầu tích cực.
Ðối với kinh tế đối ngoại và vị thế quốc tế của Việt Nam, cùng với việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009, việc gia nhập WTO góp phần nâng cao đáng kể vị thế của ta trên trường quốc tế và khẳng định với thế giới về chính sách đối ngoại chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam. Với tư cách là thành viên WTO, ta có điều kiện để tham gia tích cực và tăng cường vai trò trong hệ thống thương mại đa phương, góp phần bảo vệ hiệu quả và mở rộng các lợi ích của đất nước, thể hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thông qua việc chủ động và tích cực tham gia đàm phán tại Vòng Ðô-ha, nhất là trong khuôn khổ Nhóm RAMs, ta có điều kiện cùng các nước đang phát triển đấu tranh nhằm thiết lập một hệ thống thương mại đa phương công bằng, cân bằng hơn và tính đến lợi ích của các nước đang và kém phát triển. Tiến trình này đến nay đã đạt kết quả bước đầu: nhiều khả năng Việt Nam, cùng một số thành viên mới gia nhập khác, sẽ được miễn trừ các nghĩa vụ mới về mở cửa thị trường khi Vòng Ðô-ha kết thúc.
Thứ hai, với tư cách thành viên WTO, ta có điều kiện chủ động yêu cầu đàm phán song phương với một số đối tác xin gia nhập WTO, qua đó góp phần giải quyết các vướng mắc trong quan hệ kinh tế - thương mại của ta với các đối tác này.
Thứ ba, sau khi ta gia nhập WTO, nhiều đối tác kinh tế - thương mại chủ chốt, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản, Ca-na-đa v.v., ngày càng nhìn nhận Việt Nam như một đối tác giàu tiềm năng và quan trọng tại khu vực Ðông - Nam Á. Ta cũng tận dụng các mối quan hệ mở rộng để đẩy mạnh triển khai liên kết kinh tế song phương và khu vực. Theo đó, ta đã ký và thực hiện Hiệp định khung về thương mại và đầu tư với Mỹ (TIFA), hoàn tất đàm phán Hiệp định Ðối tác Kinh tế (EPA) với Nhật Bản; đang đàm phán Hiệp định Mậu dịch Tự do (FTA) với Chi-lê, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương (FIPA) với Ca-na-đa, Hiệp định Ðối tác và Hợp tác (PCA) với EU; dự kiến sẽ khởi động đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT) với Mỹ...
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng cũng đặt ra những thách thức cho kinh tế đối ngoại của ta. Trong cam kết gia nhập WTO, ta phải chấp nhận thời hạn 12 năm trước khi được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ðiều này tạo ra sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp và ngành kinh tế của ta khi xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp do các đối tác nước ngoài khởi xướng. Do vậy, việc vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam là một ưu tiên của ta sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, việc tham gia hàng loạt các tiến trình liên kết kinh tế song phương và khu vực trong thời gian qua cũng hàm chứa không ít thách thức, đặc biệt về nguồn lực đàm phán và khả năng tranh thủ các lợi ích do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những đột biến khó lường, tiếp tục tác động không thuận đến kinh tế trong nước, để tăng cường hiệu quả việc thực thi các cam kết với WTO trong thời gian tới, qua đó phục vụ đắc lực sự phát triển bền vững của đất nước, cần tập trung vào một số định hướng sau:
Thứ nhất, để sớm ổn định kinh tế vĩ mô, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh việc thực hiện tám nhóm giải pháp kinh tế nhằm sớm kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, đồng thời triển khai những đối sách thích hợp để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay. Các biện pháp áp dụng cần phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và quy định của WTO.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, đi đôi với chủ động, tích cực tham gia đàm phán thương mại đa phương, nỗ lực cùng các thành viên WTO sớm kết thúc Vòng Ðô-ha với những kết quả công bằng, cân bằng và vì mục tiêu phát triển.
Thứ ba, sớm xây dựng và hoàn thiện chiến lược hội nhập kinh tế tổng thể trong giai đoạn tới với những trọng tâm, ưu tiên rõ ràng và phù hợp điều kiện phát triển của Việt Nam, trong đó thống nhất định hướng tham gia chủ động, tích cực và cân bằng vào hội nhập đa phương và liên kết khu vực, song phương. Chiến lược này cần bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở trong nước, điều hòa được mối quan hệ phức tạp, đan xen giữa các cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm tăng cường tác động bổ trợ lẫn nhau giữa các cam kết này, đồng thời nâng vai trò của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách thương mại toàn cầu.
Thứ tư, đẩy mạnh việc vận động chính trị và đàm phán kỹ thuật với các đối tác về quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, góp phần giảm thiểu sự phân biệt đối xử và tác động tiêu cực của các tranh chấp thương mại do các đối tác nước ngoài khởi kiện nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của giai đoạn hội nhập sâu rộng; đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và của toàn xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ khi Việt Nam là thành viên WTO.
Việc gia nhập WTO đã đánh dấu quá trình tham gia sâu rộng của nền kinh tế nước ta vào hệ thống kinh tế quốc tế, với những cơ hội và thách thức, những tác động cả thuận và không thuận đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðặc biệt, quá trình này diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và tác động sâu rộng đến các nền kinh tế trên thế giới. Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước trong hơn hai thập kỷ qua, cùng với cam kết mạnh mẽ của Ðảng và Nhà nước ta tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, như đã được khẳng định tại Ðại hội X của Ðảng (tháng 4-2006), cũng như sự chủ động và quyết tâm của Chính phủ và của toàn xã hội trong việc tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua các thách thức, là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng vào những bước phát triển mới của đất nước trong thời gian tới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung của nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động thương mại?
Câu 2:
Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Một nước thành viên của WTO có thể đối xử thuận lợi đối với nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên khác, nhưng lại có thể đối xử kém thuận lợi hơn đối với nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước mình.
b. Các nước thành viên của WTO có thể giới hạn số lượng đối với một loại hàng hoá nhập khẩu nào đó từ các nước thành viên khác vào nước mình tuỳ thuộc vào nhu cầu của nước mình đối với loại hàng hoá đó bằng việc áp dụng các biện pháp thuế quan.
c. Chính phủ của một nước thành viên WTO có thể được phép trợ cấp cho những mặt hàng mà nước đó lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước thành viên khác.
d. Các bên khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế không được phép chọn luật của nước mình mà phải chọn luật điều chỉnh từ các điều ước quốc tế.
Câu 3:
Em hãy cho biết Việt Nam gia nhập WTO năm nào. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Câu 4:
Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử bao gồm những nội dung cơ bản gì?
Câu 5:
Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Vì sao?
a. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê C (nước V) đã chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng với đối tác là Công ty M (nước Z) về việc doanh nghiệp sẽ cung cấp cà phê đóng gói để tiêu thụ tại thị trường nước Z.
b. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm thương phẩm vào nước N, công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng.
c. Công ty dịch vụ H đã nhập khẩu một loại khăn lụa từ nước ngoài, xoá bỏ thương hiệu của nước ngoài trên khăn, thay bằng nhãn thương hiệu của Công ty H, rồi xuất khẩu sang nước thứ ba.
d. Công ty Y đã kí hợp đồng nhập khẩu 100.000 hộp phấn rôm dùng cho trẻ em của Hãng dược phẩm nước ngoài D với điều kiện phấn rôm phải có chất lượng tốt như đã thoả thuận và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Sau khi nhập về 10.000 hộp phấn rôm và bán ra thị trường, một số trẻ em sử dụng phấn rôm nói trên đã bị dị ứng nặng. Thấy vậy, Công ty Y đã không tiếp nhận số phấn rôm còn lại đã được giao kết trong hợp đồng với Hãng dược phẩm D.
Câu 6:
Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của WTO. Vì sao?
a. Công ty X của nước Q (nước Q là thành viên của WTO) bào chế được một loại vắc-xin ngừa dịch bệnh và đã chuyển giao công nghệ, cho phép nước T (thành viên của WTO) bào chế loại vắc-xin này nhưng lại từ chối cung cấp cho một số nước khác không phải là thành viên của WTO khi các nước đó có yêu cầu.
b. Nước A (thành viên của WTO) chỉ thực hiện giảm thuế đối với mặt hàng thép hộp mạ kẽm cho nước B (không là thành viên của WTO), mà không thực hiện giảm thuế với cùng mặt hàng trên cho các thành viên khác của WTO.
c. Việt Nam (thành viên của WTO) đã đàm phán với M (nước M không phải thành viên của WTO) và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng tôm đông lạnh là 8%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 8% với các nước thành viên khác của WTO với lí do đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước M.
d. Nước thành viên X đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với rượu vang nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, làm cho rượu vang nhập khẩu vào nước X không thể cạnh tranh được về giá cả so với rượu vang sản xuất trong nước.
Câu 7:
Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản gì?
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
36 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1 có đáp án (Phần 2)
25 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án (Phần 2)
20 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!