Câu hỏi:
11/07/2024 86Em có nhận xét gì đối với các nhận định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
a. Công dân chỉ được học những ngành, nghề phù hợp với giới tính, khả năng của mình.
b. Nhà nước đảm bảo quyền học tập của công dân bằng cách thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
c. Việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
d. Bình đẳng về cơ hội giáo dục có nghĩa là không có các chính sách ưu tiên cho bất kì đối tượng người học nào.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhận định a sai vì công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
- Nhận định b đúng vì Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục để đảm bảo mọi công dân đều được thực hiện quyền học tập của mình.
- Nhận định c sai vì việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền được học không hạn chế các cấp học, trình độ đào tạo.
- Nhận định d sai vì để bình đẳng về cơ hội giáo dục, để mọi người có thể tham gia học tập thì Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hô cân nghèo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đánh giá hành vi của nhân vật trong trường hợp sau:
Trường hợp. Được nuông chiều từ bé nên B có tính tình kiêu căng. Ở lớp học, B hầu như không tương tác hoặc chơi cùng với các bạn. Hơn nữa, rất nhiều lần B có thái độ không tôn trọng thầy cô giáo. Cho rằng gia đình mình có điều kiện nên khi sử dụng các trang thiết bị của lớp học, B thường không chú ý giữ gìn, bảo quản. Mỗi khi giáo viên nhắc nhở, B thường tỏ ra không quan tâm và tuyên bố rằng bố mẹ sẽ bồi thường cho bất kì tổn thất nào gây ra cho trường học.
Câu 2:
Em hãy chia sẻ ý nghĩa của hoạt động học suốt đời, xoá mù chữ tại địa phương em.
Câu 3:
Tầm quan trọng của việc học tập đã được Bác Hồ đề cập trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 15 – 9 – 1945, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Từ lời dạy của Bác, em hãy nêu vai trò của việc học đối với mỗi người
Câu 4:
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
a. Sau khi thi đỗ vào trường Đại học mơ ước, V quyết tâm học thật tốt với mong muốn có được việc làm phù hợp với chuyên ngành. Ngay từ năm thứ nhất, V đặt mục tiêu ra trường sớm để có thể giúp đỡ gia đình. Do đó, V đã lập kế hoạch học tập và đăng kí học vượt. Kết quả là V đã tốt nghiệp sớm hơn một năm và có thể tự tin tìm việc với bằng tốt nghiệp loại Giỏi của mình.
b. Ông H nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông ở tuổi 68 khiến bạn bè và người thân không khỏi ngưỡng mộ. Ông chia sẻ rằng, lúc còn trẻ ông rất thích đi học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông chỉ được học đến hết lớp 11. Để có thể tốt nghiệp kì thi này, ngoài việc tham gia học lại chương trình lớp 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận, ông không ngừng cố gắng tự học. Ông hi vọng rằng tinh thần hiếu học của bản thân sẽ lan toả được đến các con, cháu của mình.
Em hãy chỉ ra hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập ở các trường hợp trên và nhận xét về các hành vi này.
Câu 5:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết hành vi nào trong các trường hợp thể hiện quyền của công dân trong học tập.
- Cho biết hành vi vi phạm quyền của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì?
Câu 6:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết trong các trường hợp sau, hành vi nào thể hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập, hành vi nào không, vì sao?
- Cho biết hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn tới hậu quả gì.
về câu hỏi!