Mùa đông, người chăn nuôi gia súc thường che kín chuồng, ngăn gió lùa; mùa hè, chuồng nuôi được thông gió, phun nước trên mái. Em hãy vận dụng kiến thức về quy luật sinh thái để giải thích ý nghĩa của những việc làm này.
Mùa đông, người chăn nuôi gia súc thường che kín chuồng, ngăn gió lùa; mùa hè, chuồng nuôi được thông gió, phun nước trên mái. Em hãy vận dụng kiến thức về quy luật sinh thái để giải thích ý nghĩa của những việc làm này.
Quảng cáo
Trả lời:
Tất các các hoạt động trên của người chăn nuôi đều nhằm mục đích duy trì sự ổn định của các nhân tố sinh thái trong giới hạn tối ưu cho gia súc sinh trưởng và phát triển:
- Mùa đông, người chăn nuôi gia súc thường che kín chuồng, ngăn gió lùa nhằm giữ ấm cho gia súc trong thời tiết lạnh giá, tránh để vật nuôi bị chết rét, bị bệnh hoặc tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc giữ ấm cơ thể mà ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
- Mùa hè, chuồng nuôi được thông gió, phun nước trên mái nhằm giữ cho gia súc không bị quá nóng mà ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 550 câu hỏi lí thuyết trọng tâm Sinh học (Form 2025) ( 130.000₫ )
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, Chinh phục lý thuyết môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Ví dụ về quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên sinh vật:
- Loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn trưởng thành, trứng và ấu trùng mới nở thích nghi với nồng độ muối cao (3,2 – 3,3%) nên giai đoạn này chúng sống ở biển khơi. Sang giai đoạn sau ấu trùng chúng thích nghi với nồng độ muối thấp hơn, chỉ 1,0 – 2,5% (nước lợ) nên chúng di chuyển vào bờ và sống trong rừng ngập mặn cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di cư ra biển.
- Ở cây lúa nước, vào giai đoạn đẻ nhánh cần giữ nước trong ruộng ở mức 3 – 5 cm, sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phân hóa đốt thì rút bớt nước để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu.
- Ở cây Tidestromia oblongifolia (một loài thực vật sống ở sa mạc), khi nhiệt độ môi trường từ 40 – 45oC sẽ thuận lợi cho quá trình quang hợp nhưng đồng thời cũng tăng tốc độ thoát hơi nước dẫn đến sự mất nước của cây.
Lời giải
Ví dụ về hoạt động sống của sinh vật làm thay đổi môi trường sống của chúng:
- Hoạt động sống của giun đất làm đất tơi xốp, thúc đẩy hoạt động của sinh vật phân giải, qua đó làm giàu dinh dưỡng cho đất, từ đó giúp các loài cây trồng trên mặt đất sinh trưởng và phát triển.
- Rừng phát triển làm tăng độ xốp của đất do sinh trưởng của rễ cây.
- Hoạt động gặm cỏ thường xuyên của động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa,… ngăn cản sự phát triển chồi thân của thực vật Hai lá mầm, tạo điều kiện hình thành nên các đồng cỏ rộng lớn, hạn chế sự phát triển của rừng.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.