Câu hỏi:

30/06/2024 18

Thí nghiệm tạo dòng điện xoay chiều

Chuẩn bị: Bộ thí nghiệm mô hình máy phát điện xoay chiều có hai đèn LED như Hình 14.8.

Media VietJack

Tiến hành: Quan sát sự thay đổi sáng, tối luân phiên của hai đèn LED khi quay chậm và quay nhanh cuộn dây dẫn trong từ trường.

Trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Khi quay chậm cuộn dây dẫn thì hai đèn LED thay đổi sáng, tối luân phiên như thế nào? Khi quay nhanh cuộn dây dẫn, có phân biệt được sự thay đổi này không?

2. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn biến thiên (tăng giảm luân phiên) theo thời gian như thế nào?

3. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đi qua đèn LED có đặc điểm gì?

4. Nêu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1.

- Khi quay chậm cuộn dây thì sự biến thiên của đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây cũng diễn ra chậm do đó dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng biến thiên chậm và sự biến thiên này tạo ra sự sáng tối luân phiên nhau của hai đèn LED (một đèn LED sáng, đèn LED còn lại tối và ngược lại).

- Khi quay nhanh, sự biến thiên của số đường sức từ diễn ra nhanh hơn. Do đó dòng điện cảm ứng tạo ra trong cuộn dây cũng biến thiên nhanh và làm cho sự sáng/tối của hai đèn khó phân biệt được.

2. Thời gian càng dài, từ trường tăng dần theo thời gian thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn càng tăng và ngược lại, thời gian càng ít, từ trường giảm dần thì số đường sức xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm.

3. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đi qua đèn LED có đặc điểm là thay đổi chiều liên tục.

4. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên (tăng, giảm luân phiên) theo thời gian, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

1. Đề xuất một số cách làm biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn.

2. Đề xuất một số phương án thí nghiệm làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Xem đáp án » 30/06/2024 61

Câu 2:

Dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì?

Xem đáp án » 30/06/2024 26

Câu 3:

Nêu được tên các thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều trong đời sống như máy giặt, tủ lạnh, bếp điện, bếp từ, …

Xem đáp án » 30/06/2024 25

Câu 4:

Chúng ta đã biết ở lớp 7, dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi thép thì sinh ra từ trường. Vậy, từ trường có thể sinh ra dòng điện không?

Xem đáp án » 30/06/2024 24

Câu 5:

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về dòng điện cảm ứng dùng thanh nam châm vĩnh cửu

Chuẩn bị: Thanh nam châm vĩnh cửu; cuộn dây dẫn; điện kế và các dây nối.

Tiến hành:

- Nối hai đầu cuộn dây dẫn với điện kế.

- Quan sát sự thay đổi của kim điện kế khi đưa cực Bắc của thanh nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn (Hình 14.1a và Hình 14.1b).

Media VietJack

Trả lời câu hỏi sau: Sự thay đổi của kim điện kế chứng tỏ điều gì?

Xem đáp án » 30/06/2024 23

Câu 6:

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về dòng điện cảm ứng dùng nam châm điện

Chuẩn bị: Cuộn dây dẫn (1); nam châm điện (2); nguồn điện (3); điện kế (4); công tắc (5) và các dây nối.

Tiến hành:

- Lắp mạch điện như Hình 14.3.

Media VietJack

- Quan sát kim điện kế khi đóng, mở công tắc.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:

1. Khi đóng hoặc mở công tắc thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn biến thiên như thế nào?

2. Từ hai thí nghiệm dùng thanh nam châm vĩnh cửu dịch chuyển và nam châm điện ở trên, hãy nêu giả thuyết về nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.

Xem đáp án » 30/06/2024 22

Câu 7:

1. Khi làm biến thiên số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn, thí nghiệm 3 và 4 đã chứng tỏ điều gì?

2. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

Xem đáp án » 30/06/2024 22

Bình luận


Bình luận