Câu hỏi:
12/07/2024 473Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng chất giặt rửa tổng hợp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng chất giặt rửa tổng hợp:
+ Ưu điểm: Xà phòng có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật nên ít gây ô nhiễm môi trường hơn sử dụng chất giặt rửa tổng hợp.
+ Nhược điểm: Khi dùng xà phòng với nước cứng sẽ tạo ra các kết tủa là các muối calcium, magnesium của acid béo, bám lên bề mặt vải, ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng. Còn chất giặt rửa tổng hợp không tạo ra các kết tủa Ca2+, Mg2+ khi dùng với nước cứng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. C15H31COONa.
B. (C17H35COO)2Ca.
C.
D. C17H35COOK.
Câu 2:
Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng?
A. CH3COONa
B. CH3(CH2)3COONa.
C. CH2=CHCOONa.
D. C17H35COONa.
Câu 3:
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Các chất giặt rửa đều được sản xuất bằng cách đun nóng dầu, mỡ động vật, thực vật với dung dịch kiềm.
(b) Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo, không nên dùng xà phòng trong nước cứng vì tạo ra muối kết tủa.
(c) Chất giặt rửa tổng hợp không phải là muối sodium của carboxylic acid và không bị kết tủa trong nước cứng.
(d) Các chất giặt rửa đều cỏ khả năng hoạt động bề mặt cao, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt chất bẩn, giúp vải sợi dễ thấm ướt.
(e) Chất giặt rửa thường được cấu tạo gồm hai phần, một phần ưa nước và một phần kị nước.
(g) Chất giặt rửa tổng hợp tương tự với xà phòng ở phần kị nước, còn phần ưa nước là các nhóm khác nhau.
(h) Chất giặt rửa làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tăng tính thấm ướt của vật cần giặt rửa.
(i) Từ nguồn nguyên liệu dầu mỏ, có thể sản xuất được cả xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Câu 4:
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá.
(b) Muối sodium hoặc potassium của acid hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
(c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH, thu được xà phòng.
(d) Có thể sản xuất được xà phòng từ các alkane mạch dài thu được từ chế biến dầu mỏ.
Câu 5:
Một loại mỡ động vật có chứa 30 % tristearin, 40% tripalmitin và 30% triolein (về khối lượng).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra với NaOH khi thực hiện phản ứng xà phòng hoá loại mỡ trên để sản xuất xà phòng.
Câu 6:
Trong thực tế, người ta dùng phản ứng nào sau đây để điều chế xà phòng?
A. Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glycerol với các acid béo.
D. Đun nóng acid béo hoặc chất béo với dung dịch kiềm.
Câu 7:
Từ tristearin, người ta dùng phản ứng nào để điều chế xà phòng?
A. Phản ứng ester hoá.
B. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid.
C. Phản ứng cộng hydrogen.
D. Phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường kiềm.
về câu hỏi!