Câu hỏi:

13/07/2024 4,748

- Dựa vào sơ đồ 6.4, hãy nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930

- Đọc tư liệu 6.3 và 6.5, hãy cho biết trong giai đoạn 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng.

- Dựa vào sơ đồ 6.4, hãy nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930 - Đọc tư liệu 6.3 và 6.5, hãy cho biết trong giai đoạn 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng. (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu số 1:

- Giai đoạn 1919- 1922: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp

+ Tháng 6/1919: thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (kí tên là Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị Véc+xai.

+ Tháng 7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản.

+ Tháng 12/1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

+ Năm 1921: cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa.

+ Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.

- Giai đoạn 1923-1924: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô

+ Tháng 10/1923; được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.

+ Tháng 6/1924: trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

+ Từ năm 1923 đến năm 1924: viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật...

- Giai đoạn 1927-1930: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc

+ Năm 1925, sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên;

+ Đầu năm 1927: tác phẩm Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.

+ Năm 1930, triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919-1930 là: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, từ đó tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam (con đường cách mạng vô sản)

- Hình thức đấu tranh cách mạng:

+ Truyền bá sách, báo tiến bộ về Việt Nam

+ Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

♦ Phát biểu ý kiến: Đồng ý với nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt thời kì cách mạng Việt Nam khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước”.

♦ Chứng minh:

- Con đường cách mạng:

+ Trước khi Đảng ra đời: Khủng hoảng về đường lối: khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đều không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.

+ Từ khi Đảng ra đời: Chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

- Giai cấp lãnh đạo:

+ Trước khi Đảng ra đời: Khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo: sĩ phu, nông dân, tư sản, tiểu tư sản đều không đủ sức tập hợp lực lượng cả dân tộc.

+ Từ khi Đảng ra đời: Giai cấp vô sản đã giác ngộ về chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để, tập hợp và lôi kéo được đông đảo lực lượng cách mạng.

Lời giải

- Các nhân vật lịch sử đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đầu năm 1930, gồm: Nguyễn Ái Quốc; Nguyễn Đức Cảnh; Trịnh Đình Cửu; Châu Văn Liêm; Nguyễn Thiệu; Lê Hồng Sơn; Hồ Tùng Mậu

- Giới thiệu về đồng chí Hồ Tùng Mậu:

+ Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) tên thật là Hồ Bá Cự, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình văn thân yêu nước nhiều đời, năm 1919 đồng chí xuất dương đi hoạt động cứu nước và sớm trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

+ Từ năm 1931 đến năm 1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhiều nhà tù Trung Quốc và Việt Nam. 

+ Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, đồng chí Hồ Tùng Mậu lần lượt đảm nhiệm nhiều trọng trách: Chính uỷ Liên khu IV, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng (1951)… Đồng chí hy sinh trên đường đi công tác tại Thanh Hoá (23/7/1951).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP