Câu hỏi:
14/07/2024 488Sử dụng quan niệm của Darwin, hãy giải thích kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo ở Hình 16.3 và 16.4.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Kết quả chọn lọc tự nhiên (Hình 16.3): Chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật, những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới có thể tồn tại và phát triển được. Kết quả của chọn lọc tự nhiên ở các loài chim sẻ trên đảo Galápagos tạo ra các loài chim sẻ có hình dạng mỏ khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những cá thể có hình dạng mỏ phù hợp với nguồn thức ăn (ăn hạt, ăn sâu, ăn xương rồng,...) để lấy được thức ăn ở nơi chúng sinh sống, những cá thể không thể lấy được thức ăn do không mang đặc điểm thích nghi này sẽ bị tiêu diệt. Qua hàng nghìn năm, chọn lọc tự nhiên đã tạo ra được nhiều loài chim sẻ với hình dạng mỏ đa dạng, thích nghi với các nguồn thức ăn khác nhau.
- Kết quả chọn lọc nhân tạo (Hình 16.4): Chọn lọc nhân tạo đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người, tạo nên giống cây trồng (vật nuôi) thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người, đôi khi đặc điểm thích nghi đó có hại cho sinh vật. Kết quả của chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại ban đầu đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau. Trong quá trình này, con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn (chọn lọc nhân tạo theo lá, chọn lọc nhân tạo theo chồi ngọn, chọn lọc nhân tạo theo rễ và hoa, chọn lọc nhân tạo theo cụm hoa, chọn lọc nhân tạo theo chồi bên, chọn lọc nhân tạo theo rễ) rồi cho chúng lai với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn. Qua hàng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra nhiều giống rau đa dạng.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy cho ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật và động vật mà em biết.
Câu 2:
Câu 3:
Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết vai trò của những cá thể có biến dị cổ dài trong quần thể hươu cổ ngắn đối với việc hình thành loài hươu cao cổ.
Câu 4:
về câu hỏi!