Câu hỏi:
18/07/2024 8,250Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích đặc điểm nhân vật hài kịch qua đoạn trích sau:
QUAN THANH TRA
(Giới thiệu: “Quan thanh tra” là một vở hài kịch nổi tiếng của nhà viết kịch người Nga – nhà văn Ni-cô-lai Gô-gôn (Nikolay Gogol). Vở kịch kể về việc các viên quan lại, địa chủ trong thị trấn nhầm Khlét-xta-cốp (Khestacov – một thanh niên lười biếng, chơi bời... đang bị mắc kẹt lại tại thị trấn vì đang nợ tiền ăn và tiền trọ,...) là viên thanh tra. Họ ráo riết chuẩn bị công cuộc đón chào “Quan thanh tra”.).
Đoạn trích dưới đây kể về việc chuẩn bị đón tiếp ấy.
Hồi thứ nhất – Lớp năm
Thị trưởng, Bốp-trin-xki, Đốp-trin-xki, lính cảnh sát và viên cảnh sát trưởng
THỊ TRƯỞNG: Này, Xtê-pan I-lích, ông nghe đây! Có một vị quan từ Pê-téc-bua đến. Ông đã xếp đặt gì chưa?
CẢNH SÁT TRƯỞNG: Thưa đã, theo như lệnh ông truyền. Tôi đã cho viên cảnh sát Pu-gô-vít-xưn cùng bọn phu vệ sinh đi quét sạch hè phố.
THỊ TRƯỞNG: Thế còn thẳng Đê-gi-mô-đa đâu?
CẢNH SÁT TRƯỞNG: Nó đã đến chỗ bơm chữa cháy rồi.
THỊ TRƯỞNG: Còn thằng Prô-khô-rốp say phải không?
CẢNH SÁT TRƯỞNG: Say.
THỊ TRƯỞNG: Làm sao ông lại dung túng cho chúng nó như thế?
CẢNH SÁT TRƯỞNG: Tôi biết làm thế nào được; đến trời cũng chịu. Hôm qua ở ngoại ô xảy ra một vụ đánh nhau, Prô-khô-rốp đi giữ trật tự ở đấy, lúc trở về nó say bí tỉ.
THỊ TRƯỞNG: Nghe đây, ông làm như thế này nhé: thằng đội sếp Pu-gô-vít-xưn ấy... nó cao lớn, vì vậy cho nó đứng trên cầu để giữ trật tự. Lại còn phải dỡ cho nhanh cái hàng rào cũ, ở gần nhà thằng thợ giày, để ở đấy ít cọc, làm mốc, cho có vẻ đang dự định làm lại. Càng xáo lộn lên bao nhiêu, lại càng tỏ ra mình tích cực hoạt động để cai quản thành phố bấy nhiêu. À, trời ơi, tôi quên mất, cạnh cái hàng rào ấy, rác rưởi chất đầy có đến bốn mươi xe bốn bánh chứa cũng vừa. Thật là bọn dân khốn kiếp: vừa dựng nên một công trình để kỉ niệm gì ở đâu, hoặc chỉ dựng một cái hàng rào thôi, cũng thấy ngay đủ các vật bẩn thỉu từ đâu quãng ra, thánh cũng không biết được! (Thở dài). Và nếu quan thanh tra có hỏi bọn ông rằng làm việc có mãn nguyện không, thì yêu cầu trả lời: “Bẩm quan lớn, chúng tôi mãn nguyện cả ạ!” nhé, và nếu kề nào nói rằng hắn không được mãn nguyện thì sau này tôi sẽ cho hắn được mãn nguyện như lời hắn nói... Ôi! Chao ôi! Chao ôi! Bao nhiêu tội lỗi, biết bao nhiêu tội lỗi. (Cầm nhầm phải cái hộp đựng mũ). Lạy Chúa, xin Ngài phù hộ cho con tai qua nạn khỏi, sau con xin thắp cúng một ngọn nến chưa có kẻ nào từng cúng: con sẽ bắt mỗi thằng lái buôn bịp bợm phải nộp ba pút[1] sáp làm nến. Ôi trời ơi, trời ơi! Pi-ốt I-van-nô-vích, ta đi đi (Định đội mũ nhưng lại đội cái hộp bằng giấy các-tông).
CẢNH SÁT TRƯỜNG: Ông An-tôn An-tô-nô-vích, đấy là cái hộp đấy, không phải mũ đâu.
THỊ TRƯỞNG: (Quẳng cái hộp) Hộp mới hiệc này. Quỷ thật! Và nếu người ta có hỏi tại sao chưa xây cái nhà thờ ở gần viện tế bần, cái nhà thờ năm năm trước đây ta đã lĩnh tiền chi đó mà, thì không được quên nói rằng đã bắt đầu xây, nhưng rồi bị cháy nhé... Tôi đã đệ trình cả một bản báo cáo về việc ấy. Nếu tôi không nói thì có lẽ có kẻ nào ngu ngốc quên bằng mất, sẽ cho rằng nhà thờ chưa được bắt đầu xây. Cũng phải nói cho thằng Đê-gi-mô-ri-a biết là không nên đấm đá quá đáng cho thích thì thôi nhé; mỗi khi muốn giữ trật tự, không cần phải trái gì, nó cứ đánh người ta tối tăm mặt mày thế này này. Đi đi, ta đi đi, Pi-ốt I-van-nô-vích. (Đi ra xong lại trở lại). Và lính tráng nếu không ăn mặc chỉnh tề thì không được cho ra phố nhé: bọn lính đồn khốn kiếp ấy chỉ mặc áo ca-pốt bên ngoài áo sơ-mi, còn chẳng mặc quần áo gì bên trong nữa cả. (Tất cả ra)
(Nikolay Gogol, Quan thanh tra (Kiệt tác sân khấu thế giới),
(Vũ Đức Phúc dịch), NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 59 – 63)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HS cần nêu được ý chính sau đâu:
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật viên thị trưởng – một nhân vật hài kịch trong đoạn trích vở Quan thanh tra của nhà văn Gô-gôn.
b) Thân bài:
b.1. Nêu qua khái niệm nhân vật hài kịch. (Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.).
b.2. Phân tích đặc điểm của nhân vật thị trưởng – một nhân vật hài kịch được thể hiện qua tình huống, hành động kịch, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng.
– Phân tích tình huống hài kịch: sự nhầm lẫn khôi hài của viên thị trưởng thành phố về quan thanh tra. (Nhầm chàng thành niên Khét-xta-cốp, vốn là một thanh niên lười biếng, chơi bời,... đang bị mắc kẹt lại tại thị trấn vì đang nợ tiền ăn và tiền trọ,... thành quan thanh tra đầy uy quyền.).
– Phân tích nhân vật thị trưởng qua hành động và ngôn ngữ: cuống quýt, lo sợ, giục cấp dưới là viên cảnh sát trưởng đốc thúc công việc chuẩn bị đoán quan thành tra như thế nào; miệng nói liên hồi, đội mũ nhưng lại đội nhầm cái hộp giấy lên đầu,...
– Phân tích một số thủ pháp trào phúng, ví dụ:
+ Phóng đại nỗi lo sợ của viên thị trưởng. (Lạy Chúa, xin Ngài phù hộ cho con tai qua nạn khỏi, sau con xin thắp cúng một ngọn nến chưa có kẻ nào từng cúng); hoặc phóng đại số lượng thùng rác cạnh cái hàng rào (“rác rưởi chất đầy có đến bốn mươi xe bốn bánh chứa cũng vừa.”, “linh tráng nếu không ăn mặc chỉnh tề thì không được cho ra phố nhé: bọn lính đồn khốn kiếp ấy chỉ mặc áo ca-pốt bên ngoài áo sơ mi, còn chẳng mặc quần áo gì bên trong nữa cả.”).
+ Hoặc thủ pháp lột trần mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động của nhân vật Thị trưởng: chỉ làm hình thức (Càng xáo lộn lên bao nhiêu, lại càng tỏ ra mình tích cực hoạt động để cai quản thành phố bấy nhiêu.) hoặc nói dối (nếu người ta có hỏi tại sao chưa xây cái nhà thờ ở gần viện tế bẩn, cái nhà thờ năm năm trước đây ta đã lĩnh tiền chi đó mà, thì không được quên nói rằng đã bắt đầu xây, nhưng rồi bị cháy nhé...).
c) Kết bài:
– Nêu nhận xét và đánh giá khái quát về nhân vật thị trưởng (tiêu biểu cho bọn quan lại nhút nhát, ninh trên n t dưới như một thằng hề).
– Khẳng định đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật hài kịch của nhà văn Gô-gôn (lựa chọn tình huống, chi tiết, ngôn ngữ, hành động với các thủ pháp trào phúng rất tiêu biểu).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định đề tài của văn bản Top 4 kĩ năng có thể học từ ghế nhà trường.
Câu 2:
II. Làm văn
Anh / Chị hãy đóng vai giáo viên chủ nhiệm viết một bức thư (khoảng 200 chữ) trao đổi với phụ huynh về sự cần thiết phải rèn luyện cho học sinh cấp Trung học phổ thông về kĩ năng giao tiếp và hợp tác.
Câu 4:
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Làm việc giờ giấc tự do, bạn làm được. Làm những công việc gò bó thời gian, bạn cũng làm được. Làm với người “tốc độ”, bạn làm được. Làm với người thứ gì cũng chuẩn bị kĩ càng mới làm, bạn cũng làm được.”.
Câu 5:
Nhận xét ngắn gọn quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản.
Câu 6:
Theo anh / chị, vì sao “Không tự tin giao tiếp, không dễ thích ứng với hoàn cảnh tất yếu sẽ khó mà làm việc trong nhóm.”?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!