Câu hỏi:
18/07/2024 2,148I. Phần Đọc hiểu
Đọc đoạn trích:
(1) Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau để hợp tác, trao đổi, giao lưu, học hỏi, cùng nhau phát triển.
(2) Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh quốc tế mới với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, văn hóa dân tộc cũng chịu những tác động trái chiều, rõ nhất là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự lấn át của các phương tiện truyền thông mới, Internet, mạng xã hội. Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới.
(3) Từ thực tiễn cho thấy trong quá trình toàn cầu hóa, nhất là với lĩnh vực văn hoá, nếu không có bộ lọc đủ mạnh, thiếu bản lĩnh và tính sáng tạo sẽ nguy cơ dẫn tới tiếp thu một cách thụ động, vội vã, ổ ạt. Từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng nguồn lực, sức mạnh nội sinh trong nước bị những yếu tố ngoại sinh lấn át, chi phối; từ đó làm triệt tiêu tính đa dạng văn hóa dân tộc, tự đánh mất bản sắc, cội rễ và truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Không thể phủ nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bước phát triển nhảy vọt của văn minh nhân loại, mở ra những không gian mới, mang lại những loại hình dịch vụ, giải trí tiện lợi cho con người, hướng tới sự phát triển toàn diện.
(4) Tuy nhiên, mặt trái của những sản phẩm công nghệ đã và đang chi phối không nhỏ đến nhận thức, hành động của con người cũng như sự vận động, phát triển của nền văn hóa. Đã có những thanh, thiếu niên ban đầu tò mò, thích khám phá công nghệ để rồi dần dần bị lệ thuộc, nghiện Internet và mải mê trong thế giới ảo, làm mất đi những mối quan hệ, giao tiếp đời thường, tính đoàn kết, chia sẻ mờ dần, nhiều người rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm, chối bỏ những giao tiếp trực tiếp của cuộc sống hiện thực. Không ít thanh, thiếu niên bị các đối tượng xấu dụ dỗ, sa vào tệ nạn xã hội, dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, để lại những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. [...]
(5) Cần nhận thức rằng việc tiếp thu văn hóa thế giới phải có sự chọn lọc trên cơ sở các giá trị truyền thống, bản lĩnh văn hóa dân tộc. Phải tạo sức đề kháng văn hóa với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lấn của những trào lưu phản văn hóa, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc. Công tác quảng bá, lan toa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế cần được đẩy mạnh.
(Nguyễn Huy Phòng, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
dẫn theo nhandan.vn, 25-07-2023)
Xác định nội dung chính trong đoạn (2).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Mục đích tác giả viết đoạn (4) là gì?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Phải tạo sức đề kháng văn hóa với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lấn của những trào lưu phản văn hóa, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc.”.
Lời giải của GV VietJack
– Trong câu văn đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, vì các từ: sức đề kháng, bộ lọc, vách ngăn được sử dụng với một tầng nghĩa hoàn toàn mới. Ngoài ra, có một sự so sánh ngầm: “trào lưu phản văn hóa, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc” giống như một bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm.
– Hiệu quả:
+ Cách diễn đạt hình ảnh, mới mẻ, ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn.
+ Làm nổi bật thông điệp: cần phải có ý thức tự giác và những hành động cụ thể để bảo vệ giữ gìn những giá trị truyền thống trước tác động mạnh mẽ, lấn át của quá trình toàn cầu hóa, các sản phẩm công nghệ và nền kinh tế thị trường.Câu 4:
Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng ở đoạn (4).
Lời giải của GV VietJack
Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng ở đoạn (4):
– Quan hệ chặt chẽ, lô gích, khoa học: luận điểm nêu nên một khía cạnh của vấn đề bàn luận: mặt trái của những sản phẩm công nghệ; lí lẽ nêu nên quan điểm góc nhìn, đánh giá: đã và đang chi phối không nhỏ đến nhận thức, hành động của con người cũng như sự vận động, phát triển của nền văn hoá; bằng chứng nêu ra các dẫn chứng để minh họa: Đã có những thanh, thiếu niên ban đầu tò mò, thích khám phá công nghệ để rồi dần dần bị lệ thuộc, nghiện Internet và mải mê trong thế giới ảo...
– Tác dụng của mối quan hệ: làm tăng sức thuyết phục của nghệ thuật lập luận.Câu 5:
Anh / Chị có suy nghĩ gì trước ý kiến của người viết: “Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới?”.
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ về ý kiến của người viết: Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới.
Gợi ý:
– Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia – chỉ bản sắc tư tưởng, văn hóa của mỗi dân tộc đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, hoặc có dấu hiệu bị mai một trước sự xâm lấn, lấn át bởi các nền tảng xuyên biên giới (các nền văn hóa mới theo xu thế toàn cầu hoá) trong bối cảnh toàn cầu hóa,...
– Tuy nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc mang những nét đặc trưng đã được trải qua quá trình thử thách của lịch sử nên các nền văn hóá mới cũng khó có thể lấn át, xâm chiếm, hoặc làm nó trở nên mờ nhạt, yếu thế,...CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Làm văn
Nếu được mời trao đổi trên một diễn đàn tuổi trẻ, bằng đoạn văn (khoảng 200 chữ), anh / chị hãy lí giải vì sao cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế ngày nay.
Câu 2:
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:
(Giới thiệu: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ viết năm 1981 có nguồn gốc từ một tích truyện dân gian. Ông Trương Ba là một người làm vườn hồn hậu, giỏi đánh cờ, bị Nam Tào bắt chết nhầm. Nam Tào và Đế Thích sửa sai cho Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: bị lí trưởng sách nhiễu và bị nhiễm một số thói xấu của anh hàng thịt khiến bản thân thay đổi, trở nên xa lạ trong mắt những người thân. Nhận thức được những điều đó, Trương Ba vô cùng đau khổ, cuối cùng ông quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.).
Đoạn trích sau là đối thoại giữa Hồn Trương Ba và người bạn lâu năm – bác Trưởng Hoạt.
Nhà Trương Ba
Hồn Trương Ba và Trưởng Hoạt. Nét mặt Hồn Trương Ba vẫn rầu rĩ, thần thờ.
TRƯỞNG HOẠT: (Lặng lẽ nhìn Hồn Trương Ba, lắc đầu) Lúc nào bác cũng sặc sụa hơi men. Bác uống rượu nhiều quá! Hôm nay tôi sang cũng là để nói chuyện này với bác: Bác đâm nát rượu mất rồi! Những thói xấu thường ngày nó làm hư hại tâm hồn, trí não của người ta bác ạ! Bà nhà bảo bữa cơm nào không có rượu là bác lại nhạt nhạt ngơ ngẩn như người mất hồn ấy.
HỒN TRƯƠNG BA: Mất hồn à? Mất hồn sao được?
TRƯƠNG HOẠT: Có phải chỉ rượu suông đâu! Thức ăn kém một chút, bác cũng cau có không chịu ăn. Vợ chồng luôn dằn vặt cãi cọ nhau. Chỗ anh em, tôi hỏi thật: Sao bác đâm trái tính như vậy?
HỒN TRƯƠNG BA: (Ấp úng) Tôi... tôi cũng không hiểu. Tự nhiên cứ thèm. Cái thân xác tôi ấy! Bác có ở trong tình cảnh tôi, bác mới hiểu. [...]
TRƯỞNG HOẠT: Bác cứ nói thế! Cái thân bác mang bây giờ đâu còn của anh hàng thịt, mà đã là của bác, là thân bác rồi, nó làm gì, gây ra sự gì, bác phải chịu, bác còn đồ cho ai được nữa! (Bực bội) Thì bác muốn nên bác mới đứng ra lụi cụi buôn bán ở cửa hàng thịt, suốt ngày một tay lăm lăm con dao nhọn, một tay khư khư túi tiền...
HỒN TRƯƠNG BA: Đấy là ý thằng con trai tôi, lệnh của ông Lý trưởng... Có thế họ mới để cho tôi yên... Với lại, gia cảnh tôi bây giờ cũng túng bấn, chợ búa đắt đỏ mà cơm nước, tiêu pha thì lại nhiều hơn trước... cái vườn không đủ, phải trông vào lờ lãi ở hàng thịt...
TRƯỞNG HOẠT: Ra bây giờ bác tính toán lập luận như vậy. Người ta bảo hàng thịt của bác buôn rẻ bán đắt, cân đuối cân sai, bắt chẹt khách hàng quá lắm! Thật chẳng còn ra làm sao! Mà thôi, không nói chuyện đó nữa, kẻo lại cãi cọ, bực bội. Hay ta làm ván cờ vậy. Bây giờ chỉ còn đánh cờ là lại vui vẻ với nhau được như xưa! (Gượng cười) Bác đem bàn cờ ra đây!
(Họ đem bàn cờ ra, xếp quân ngồi đánh)
TRƯỞNG HOẠT: (Cau mày bối rối) Bác làm sao thế? Nước đi của bác...
HỒN TRƯƠNG BA: Sao? Tôi thích đi vậy. (Một lát) Chiếu tướng!
TRƯỞNG HOẠT: (Ngơ ngác) Sao bác lại chiếu thế?
HỒN TRƯƠNG BA: Chiếu thế thì sao? Bác hết đường gỡ nhé!
TRƯỞNG HOẠT: Người đàng hoàng không ai đòi ăn nước ấy! (Thất vọng)
Vâng, tôi thua. (Đứng dậy) Nhưng bác Trương ạ, tôi không hiểu nổi. Lối đánh của bác khác hẳn ngày xưa. Thoạt trông thì thấy cách vào cờ của bác vẫn như xưa, nhưng sau thì... chẳng còn cái khoáng hoạt, dũng mãnh, thâm sâu ngày trước. Cách tiến, cách thủ của bác bây giờ vụn vặt, tủn mủn, thô phũ. Mà cái nước ăn vừa rồi, nói xin lỗi bác, nó bần tiện làm sao!
HỒN TRƯƠNG BA: Bác ăn nói hay nhi? Bần tiện là thế nào? Hay ta đánh ván nữa?
TRƯỞNG HOẠT: (Chán nản) Không, tôi không thích đánh nữa. Xin kiếu bác... Thảo nào! Bác thay tâm đổi tính thật rồi, bác Trương Ba ạ...
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 59 – 60)
Câu 4:
Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Phải tạo sức đề kháng văn hóa với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lấn của những trào lưu phản văn hóa, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc.”.
Câu 5:
Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng ở đoạn (4).
Câu 6:
Anh / Chị có suy nghĩ gì trước ý kiến của người viết: “Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới?”.
về câu hỏi!