Câu hỏi:
21/02/2020 224Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 số ruồi F2 có mắt trắng. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra và không có hiện tượng gen gây chết. Nếu cho các con ruồi mắt đỏ tía ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ ruồi đực mắt trắng thu được là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
- Pt/c: ♀đỏ tươi × ♂trắng → F1: ♀ đỏ tía + ♂ đỏ tươi, F1 giao phối cho F2: 3/8 đỏ tía, 3/8 đỏ tươi, 2/8 trắng.
- Ta thấy: Đây là phép lai 1 tính trạng, Ptc và F1 giao phối cho F2 có 8 tổ hợp kiểu hình (lớn hơn 4) → có tương tác gen. Tỉ lệ 3:3:2 là tỉ lệ đặc thù của tương tác 9:3:4.
- Tính trạng ở F1 biểu hiện không đều ở 2 giới → Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X, cặp NST còn lại nằ trên NST thường.
- Quy ước gen: A-B-: đỏ tía; A-bb: đỏ tươi; aaB- + aabb: Trắng.
* Nếu gen Aa nằm trên NST giới tính X:
P: XAXAbb × XaYBB → F1: XAXaBb và XAYBb (100% đỏ tía) → loại.
* Nếu Bb nằm trên NST giới tính X:
- P: AAXbXb × aaXBY
- F1: AaXBXb , AaXbY
- F2: (1AA:2Aa:1aa)(1XBXb:1XbXb:1XBY:1XbY).
* Cho các con đỏ tía ở F2 giao phối: (1/3AA:2/3Aa)XBXb × (1/3AA:2/3Aa)XBY
→ Con đực mắt trắng thu được = aaXBY + aaXbY = (1/3 × 1/3)(1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 1/18
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
(2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
(3) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4) Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A.
(5) Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.
Câu 2:
Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
Câu 3:
Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận định sau:
(1) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(2) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin trong prôtêin giống nhau càng nhiều.
(3) Nếu trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau giữa 2 cá thể thì chứng tỏ 2 cá thể đó thuộc 1 loài.
(4) Trong tế bào của các loài sinh vật khác nhau đều có thành phần axit amin giống nhau là một loại bằng chứng tế bào học.
Các nhận định đúng gồm:
Câu 4:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, cho một số phát biểu nào sau đây:
(1) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít gặp nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
(2) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường và các cá thể không có tính lãnh thổ.
(3) Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
(4) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp.
Số phát biểu đúng là:
Câu 7:
Nếu mã gốc của gen có đoạn TAX ATG GGX GXT AAA thì mARN tương ứng là:
về câu hỏi!