Câu hỏi:
20/07/2024 105Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét nhằm hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình hình bệnh. Chụp cộng hưởng từ là một kĩ thuật hiện đại dựa trên hiệu ứng vật lí mới giúp chẩn đoán nhiều bệnh lí hiệu quả. Vậy nguyên lí chụp cộng hưởng từ như thế nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nguyên lí chụp cộng hưởng từ dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Trong tất cả các mô trên cơ thể người đều có hydrogen (proton). Mỗi hydrogen này được coi như một nam châm siêu nhỏ với cặp cực từ Bắc - Nam. Khi các nguyên tử hydrogen được đặt trong từ trường mạnh và không đổi, chúng định hướng sao cho trục của chúng có xu hướng hợp với phương của từ trường bên ngoài một sóc sao cho hệ ở mức năng lượng thấp. Đồng thời, trục của các nam châm luôn quay quanh một trục song song với từ trường ngoài theo một tần số xác định gọi là tần số Larmor.
Khi một sóng vô tuyến với tần số trùng với tần số Larmor thì sẽ có hiện tượng cộng hưởng xảy ra. Lúc này các proton sẽ nhận năng lượng để chuyển lên trạng thái có mức năng lượng cao hơn. Đây chính là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân.
Khi ngắt sóng vô tuyến, các proton sẽ dần trở về trạng thái trước khi có cộng hưởng từ và phát ra sóng vô tuyến. Thời gian trở về này gọi là thời gian hồi phục.
Sóng vô tuyến do quá trình hồi phục của proton phát ra sẽ được thu lại và xử lí để cho thông tin về thời gian hồi phục của proton.
Các bộ phận trong cơ thể người có thời gian hồi phục khác nhau. Máy tính sẽ phân tích dữ liệu thời gian hồi phục ở từng vị trí trên cơ thể để dựng thành hình ảnh gọi là ảnh cộng hưởng từ hạt nhân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
1. Giải thích tại sao chụp MRI có thể được coi là an toàn hơn so với chụp CT.
2. Giải thích tại sao trong một số trường hợp có thể chọn chụp CT thay vì chụp MRI.
3. Giải thích tại sao chụp MRI được gọi là không xâm lấn.
Câu 2:
1. Nêu một số ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ.
2. So sánh ưu, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ so với chụp CT.
về câu hỏi!