Câu hỏi:
25/07/2024 78Theo hợp đồng thuê phòng ở kí kết giữa ông K và bà H thì bà H thuê phòng của ông K để ở. Thời gian đầu bà H chỉ ở phỏng này, không dùng vào mục đích nào khác. Sau một thời gian, thấy cần buôn bán để kiếm thêm tiền, bà H đã dùng căn phòng này làm địa chỉ giao dịch mua bán hàng hoá. Biết sự việc, ông K đã huỷ hợp đồng thuê đã kí với bà H và đòi lại phòng ở của mình.
a) Bà H có quyền sử dụng phòng thuê để ở vào mục đích khác không? Vì sao?
b) Trong trường hợp trên, ông K có những quyền gì đối với bà H?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Không, bà H không có quyền sử dụng phòng thuê vào mục đích khác. Điều 190 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ ràng rằng bên thuê phải sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, hợp đồng giữa ông K và bà H đã thỏa thuận rằng bà H thuê phòng để ở. Do đó, bà H không có quyền sử dụng phòng thuê này cho mục đích khác, như làm địa chỉ giao dịch mua bán hàng hóa.
b) Ông K có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê phòng: Theo Điều 132 của Luật Nhà ở năm 2014, nếu bên thuê sử dụng nhà không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên thuê trả lại nhà.
- Ông K có quyền đòi lại phòng: Khi hợp đồng bị chấm dứt do vi phạm của bà H, ông K có quyền đòi lại phòng ở đã cho thuê.
- Ông K có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có): Nếu việc bà H sử dụng phòng sai mục đích gây ra thiệt hại cho ông K, ông K có quyền yêu cầu bà H bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Vậy, dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, ông K có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, đòi lại phòng và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ bà H do vi phạm mục đích sử dụng tài sản thuê.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản là quyền nào của chủ sở hữu?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tự quyết định.
Câu 2:
Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể
A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.
Câu 3:
Người mượn tài sản của người khác phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường là nội dung của nghĩa vị nào dưới đây về sở hữu tài sản?
A. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
B. Nghĩa vụ về mượn tài sản.
C. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản của người khác.
D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.
Câu 4:
Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản
A. theo uỷ quyền của Nhà nước.
B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
C. theo uỷ quyền của chủ sở hữu.
D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Câu 5:
Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tuỳ theo ý của mình.
Câu 6:
Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, công dân không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích của người khác là nội dung nghĩa vụ nào dưới đây của công dân?
A. Nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.
B. Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tài sản.
C. Nghĩa vụ của công dân về tuân thủ pháp luật.
D. Nghĩa vụ của công dân về tôn trọng tài sản của Nhà nước và công dân.
Câu 7:
K nói với Y cho mình mượn xe máy để đi đến nhà người trong họ hàng ở cách nhà 3km, hẹn sau 2 giờ sẽ trả lại. Mượn được xe, K không đến nhà người họ hàng : máy chở đồ đạc từ nơi khác về nhà mình, 2 giờ, rồi 3, 4 giờ trôi a mà Y vẫn chưa thấy K mang trả xe cho mình. Phải đến hơn 5 giờ K mới trở về trà xe cho Y. Biết chuyện này, N là bạn của K nói K không nên làm như thế, vì K đã hỏi mượn xe để đi chơi đến nhà người họ hàng chứ không phải để chở đồ đạc.
a) Trong tình huống trên, K có quyền dùng xe máy của Y để chở đồ đạc của mình khác với mục đích mượn xe ban đầu không? Vì sao?
b) Hành vi của K có thể dẫn đến hậu quả gì?
47 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có đáp án (Phần 2)
40 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 4: An sinh xã hội có đáp án (Phần 2)
20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 KNTT Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!