Câu hỏi:
28/07/2024 81Việt Nam và nước H là hai nước láng giềng ven biên. Từ lâu, giữa hai nước có quan hệ láng giềng tốt đẹp, thân thiện tử Nhà nước đến nhân dân, trong đó có nhân dân ở vùng biển bên cạnh nhau. Nhưng từ hơn một năm nay, ngư dân nước H thỉnh thoảng lại kéo sang đánh bắt hải sản trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại đến nguồn hải sản của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã tích cực kiểm tra, bắt giữ và xử lí ngư dân nước H đánh bắt hải sản trái phép, quản lí và bảo tồn được nguồn tài nguyên biển của mình.
a) Hành vi đánh bắt hải sản của tàu thuyền nước H trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp trên có phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 và pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao?
b) Em hãy cho biết việc các lực lượng chức năng của Việt Nam bắt giữ và xử lí ngư dân nước H đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là đúng hay sai. Vì sao?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Hành vi đánh bắt hải sản của tàu thuyền nước H không phù hợp với:
- Công ước Luật Biển năm 1982: Vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.
- Pháp luật Việt Nam: Đánh bắt hải sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
b)Việc các lực lượng chức năng của Việt Nam bắt giữ và xử lý ngư dân nước H là đúng vì:
- Hành vi của ngư dân nước H vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
- Việt Nam có quyền thực thi pháp luật và bảo vệ tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo Công ước Luật Biển năm 1982.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.
C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cấp và ống dẫn ngầm.
D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.
Câu 2:
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Câu 3:
Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lãnh thổ quốc gia.
B. Biên giới quốc gia.
C. Chủ quyền quốc gia.
D. Giới hạn của quốc gia.
Câu 4:
Trong thêm lục địa, quốc gia ven biển có các quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.
Câu 5:
Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam? vì sao?
A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đang đi du lịch tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.
Câu 6:
T là quốc gia ven biển, có thềm lục địa được xác định theo Công ước Luật Biển năm 1982. Trong thềm lục địa, nước T thực hiện quyền khai thác tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên khác theo quy định của Công ước Luật Biển. Cùng với đó, nước T còn tạo điều kiện cho các nước khác được hưởng các quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của mình theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.
a) Từ các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, em hãy cho biết nước T có những quyền và nghĩa vụ gì trong thềm lục địa của mình.
b) Theo Công ước Luật Biển năm 1982, nước T có quyền ngăn cấm hoặc cản trở các nước khác đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong thềm lục địa của nước mình không? Vì sao?
Câu 7:
Nước A và nước B kí kết với nhau “Hiệp ước biên giới trên bộ", trong đó quy định các nội dung chi tiết, cụ thể về việc sử dụng chung nguồn nước trên sông, hồ biên giới và khai thác tài nguyên ở khu vực biên giới. Năm nay, do hạn hán kéo dài nên nguồn nước trên sông biên giới không đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ven sông của hai nước. Trước tình trạng này, chính quyền nước A đã gây khó khăn, cản trở cư dân nước B sử dụng nguồn nước chung của sông biên giới bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang đe doạ, ngăn chặn cư dân nước B lấy nước sản xuất.
a) Hiệp định biên giới quốc gia giữa hai nước A và B gồm những nội dung gì?
b) Hành vi của nước Á trong tình huống trên có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Giải thích vì sao.
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
36 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1 có đáp án (Phần 2)
25 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án (Phần 2)
20 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
về câu hỏi!