Câu hỏi:

03/08/2024 18,246

Cho các phát biểu sau:

a) Một chất lỏng ở bất cứ nhiệt độ nào cũng chứa những phân tử có động năng đủ lớn để thắng lực hút của các phân tử xung quanh, thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng.

b) Muốn thành hơi, các phân tử phải sinh công để thắng lực hút giữa các phân tử còn lại có xu hướng kéo chúng trở lại chất lỏng.

c) Hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự ngưng tụ.

d) Đồng thời với sự bay hơi còn xảy ra hiện tượng ngưng tụ, một số phân tử hơi ở gần mặt thoáng đi ngược trở lại vào trong lòng chất lỏng.

e) Khác với sự bay hơi, sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chỉ trong lòng chất lỏng.

Các phát biểu đúng là:

A. a, b, d.                         

B. c, d, e.                         

C. a, b, c.                         

D. b, d, e.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là A

c) Sai vì hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự bay hơi.

e) Sai vì sự sôi không phải là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án đúng là B

A – sai vì lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng yếu hơn so với các phân tử trong chất rắn.

C – sai vì các phân tử trong chất rắn chuyển động quanh một vị trí cân bằng xác định.

D – sai vì tuỳ từng loại chất mới có thể xác định được kích thước phân tử.

Lời giải

Quan sát đồ thị ta thấy: đồ thị xuất phát ở gốc toạ độ và nhìn chung, nhiệt độ tăng theo thời gian. Đồ thị có 2 đoạn nằm ngang, ở đó nhiệt độ của chất không đổi. Đoạn đồ thị nằm ngang thứ nhất tương ứng với quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (sự nóng chảy). Đoạn nằm ngang thứ hai tương ứng với quá trình sôi, chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (sự hoá hơi).

a) Tại thời điểm A: chất ở thể rắn.

Tại thời điểm B: chất ở cả thể rắn lẫn thể lỏng.

Tại thời điểm C: chất ở thể lỏng.

Tại thời điểm D: chất ở cả thể lỏng lẫn thể hơi.

b) Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là 17 °C.

c) Nhiệt độ sôi của chất đó là 115 °C.

d) Nhiệt độ của chất không thay đổi trong quá trình nóng chảy và sôi.

e) Chất đó không phải là nước tinh khiết vì nhiệt độ nóng chảy của nước tinh khiết là 0 °C và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là 100 °C.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP