Câu hỏi:
22/02/2020 4,802Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2 và NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Etanal và N,N–đimetylmetanamin đều là chất khí ở điều kiện thường.
(c) Trong dung dịch, lysin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
d) Fructozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(e) Phản ứng giữa benzen và clo trong sản xuất thuốc trừ sâu 666 thuộc loại phản ứng thế.
Số phát biểu đúng là
Câu hỏi trong đề: 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
Bắt đầu thiQuảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
(a) Đúng. CH3NH2 là một amin, có tính bazơ; NaHCO3 là chất lưỡng tính nên cả hai đều có thể tác dụng được với HCOOH.
(b) Đúng.
Ì Kiến thức bổ sung:
+ Trong các anđehit chỉ có HCHO và CH3CHO là chất khí, các anđehit còn lại là chất lỏng hoặc rắn.
+ Bốn amin: CH3NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N (N,N–đimetylmetanamin) và C2H5NH2 là những chất khí, mùi khai, độc, dễ tan trong nước.
Sai lầm thường gặp: Một số bạn nhầm lẫn etanal là C2H5CHO và không nhớ N,N–đimetylmetanamin là chất gì dẫn tới chọn sai đáp án.
(c) Đúng. Các amino axit ở điều kiện thường tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch chuyển một phần thành dạng phân tử.
(d) Sai. Glucozơ mới được gọi là đường nho vì có nhiều trong quả nho chín.
(e) Sai. Phản ứng tạo ra thuốc trừ sâu 666 thuộc loại phản ứng cộng.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nhẹ), thấy có khí thoát ra. Mặt khác, cho X vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó cho bột Cu vào, thấy có khí Y thoát ra. Biết Y không màu và hóa nâu ngoài không khí. Công thức của X là
Câu 3:
Cho m gam phenyl fomat phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được (2m – 2,24) gam muối khan và hơi nước. Giá trị của m là
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ, thu được V lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được 6 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, thu được dung dịch X. Đun X đến cạn, thu được 12 gam muối khan. Giá trị của m là
Câu 5:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho 3a mol KOH vào dung dịch chứa 2a mol H3PO4.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
(d) Cho a mol K2O vào dung dịch chứa 2a mol CuCO4.
(e) Nhỏ từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol NaHCO3.
(f) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
Câu 6:
Cho m gam photpho tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 1 mol HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch X. Cho X phản ứng tối đa với dung dịch KOH, thu được 65,84 gam muối. Giá trị của m là
Câu 7:
Cho từ từ 150 ml dung dịch K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch HCl 2M. Số mol CO2 thoát ra sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học THPT Lần 2 Hà Tĩnh có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 21. Sơ lược về phức chất có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận