Câu hỏi:
23/08/2024 283Ở lúa, gene A quy định tính trạng thân cao, allele a quy định tính trạng thân thấp; gene B quy định tính trạng chín sớm, allele b quy định tính trạng chín muộn. Cho lúa thân cao, chín sớm giao phấn với lúa thân thấp, chín muộn. Thế hệ con xuất hiện hai loại kiểu hình với tỉ lệ 1 cây thân cao, chín sớm : 1 cây thân thấp, chín muộn.
a) Xác định quy luật di truyền chi phối sự di truyền của hai tính trạng trên.
b) Xác định kiểu gene của các cơ thể trong phép lai trên, viết sơ đồ lai.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) - Phép lai đã cho là phép lai phân tích P: A-B- × aabb.
- Xét tỉ lệ kiểu hình riêng ở thế hệ con:
+ Thân cao : thân thấp = 1 : 1 → P: Aa × aa.
+ Chín sớm : chín muộn = 1 : 1 → P: Bb × bb.
- Tích tổ hợp 2 tính trạng: (1 : 1) × (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1.
→ Phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gene, nếu các gene phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình thu được là 1 : 1 : 1 : 1. Tuy nhiên, kết quả phép lai thu được là 1 : 1 nên tính trạng đang xét di truyền liên kết.
b)
- Do thế hệ con xuất hiện kiểu hình thân thấp, chín muộn có kiểu gene \(\frac{{ab}}{{ab}}\) nên cây lúa thân cao, chín sớm (A-B-) cũng phải tạo được giao tử ab → Kiểu gene của cây thân cao, chín sớm đem lai là \(\frac{{AB}}{{ab}}.\)
- Cây thân thấp, chín muộn có kiểu gene là \(\frac{{ab}}{{ab}}.\)
- Sơ đồ phép lai:
P: \(\frac{{AB}}{{ab}}\)(thân cao, chín sớm) \( \times \) \(\frac{{ab}}{{ab}}\)(thân thấp, chín muộn)
GP: \(\frac{1}{2}\underline {AB} :\frac{1}{2}\underline {ab} \) ab
F1: TLKG: \(1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\)
TLKH: 1 thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về di truyền liên kết?
A. Các cặp allele quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. Các cặp allele quy định các tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, phân li cùng nhau trong giảm phân và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh nên dẫn đến hiện tượng liên kết gene.
C. Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền những nhóm tính trạng luôn đi cùng với nhau.
D. Nhờ di truyền liên kết mà trong chọn giống, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi cùng nhau.
Câu 3:
Xét hai cặp gene nằm trên cùng một cặp NST có kiểu gene \(\frac{{AB}}{{ab}}\), các gene di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 1.
Câu 4:
Morgan đã dùng phép lai nào sau đây trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết?
A. Lai phân tích.
B. Lai trở lại (cho cơ thể lai F1 lai trở lại với P).
C. Lai giữa các con lai F1 với nhau.
D. Lai xa (cho lai giữa hai loài khác nhau).
Câu 5:
Một cơ thể có kiểu gene \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\), các gene nằm trên cùng một NST di truyền liên kết. Cơ thể mang kiểu gene trên giảm phân tạo bao nhiêu loại giao tử?
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 16.
Câu 6:
Morgan là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết ở
A. đậu hà lan.
B. ruồi giấm.
C. ong.
D. kiến.
về câu hỏi!