Câu hỏi:
24/08/2024 2,438Một dung dịch A có chứa CuSO4 và FeSO4. Nhúng sợi dây nhôm vào dung dịch A và thấy các trường hợp sau:
a) Sau phản ứng thấy dung dịch có 3 muối tan.
b) Sau phản ứng thấy dung dịch có 2 muối tan.
c) Sau phản ứng thấy dung dịch có 1 muối tan.
Hãy giải thích mỗi trường hợp bằng PTHH của phản ứng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Nếu dung dịch có ba muối tan, đó là: CuSO4 và FeSO4 và Al2(SO4)3.
Phản ứng xảy ra: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
CuSO4 chưa phản ứng hết, FeSO4 chưa phản ứng.
b) Nếu dung dịch có hai muối tan, đó là: FeSO4 và Al2(SO4)3.
Phản ứng xảy ra: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Phản ứng có thể xảy ra: 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
CuSO4 đã phản ứng hết, FeSO4 chưa phản ứng hoặc đã phản ứng một phần.
c) Nếu dung dịch có một muối tan, đó là Al2(SO4)3.
Các phản ứng xảy ra: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
CuSO4 và FeSO4 đã phản ứng hết.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho một lá đồng có khối lượng 4 g vào 100 ml dung dịch silver nitrate 0,5 M. Sau khoảng 15 phút lấy lá kim loại ra, rửa nhẹ, làm khô, cân được 7,04 g (giả sử toàn bộ bạc sinh ra đều bám trên lá đồng). Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 2:
Để xác định tên một kim loại, một bạn hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại đó trong dung dịch HCl 2,5 M và thấy dùng hết 40 mL dung dịch. Hãy xác định kim loại trên (biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).
Câu 3:
Kim loại nào sau đây tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide kim loại?
A. Zn. B. Cu. C. Ag. D. Au.
Câu 4:
Cho các kim loại nhôm, sắt, vàng tác dụng với oxygen. Cho biết các hiện tượng xảy ra sau đây tương ứng với kim loại nào.
a) Cháy sáng chói trong không khí tạo thành chất rắn màu trắng.
b) Không phản ứng với oxygen.
c) Cháy trong không khí tạo khói màu nâu đỏ.
Câu 5:
Một mẫu đồng bị lẫn tạp chất là nhôm và sắt. Để xác định hàm lượng tạp chất có trong mẫu trên, người ta lấy 5 g mẫu hoà tan trong 100 mL dung dịch HCl 2 M. Sau phản ứng hoàn toàn, cân lại thấy lượng chất rắn không tan là 4,45 g, nồng độ dung dịch HCl còn lại là 1,6 M. Tính hàm lượng phần trăm của nhôm và sắt có trong mẫu.
Câu 6:
Trong thí nghiệm: Khi cho một mẩu natri vào chậu nước, quan sát thấy mẩu natri nóng chảy, sau đó bốc cháy.
a) Viết PTHH của phản ứng giữa natri và nước.
b) Giải thích tại sao mẩu natri nóng chảy.
c) Giải thích tại sao có lửa cháy từ vị trí mẩu natri. Viết PTHH của phản ứng.
Câu 7:
Một bạn dùng dao cắt một mẩu natri, thấy bề mặt kim loại có vẻ sáng lấp lánh. Sau đó, bề mặt này nhanh chóng bị xỉn màu và mất vẻ sáng lấp lánh.
a) Tại sao bề mặt natri bị mất vẻ sáng nhanh chóng?
b) Để bảo quản kim loại natri, cần ngâm chìm miếng natri trong dầu hoả mà không để trong không khí. Hãy giải thích.
c) Khi lấy natri, chỉ được dùng panh để kẹp mà không được dùng tay cầm trực tiếp. Hãy giải thích.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 18. Tính chất của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8. Thấu kính có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 24. Alkene có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 23. Alkane có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 16. Tính chất chung của kim loại có đáp án
về câu hỏi!