Câu hỏi:
24/08/2024 2,932Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.
a) Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
b) So sánh độ hoạt động hoá học của kali với kẽm, sắt. Từ các dữ kiện trên có thể so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt không?
c) Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
d) Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết kim loại kẽm hay sắt hoạt động hoá học mạnh hơn? Viết PTHH minh hoạ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) PTHH:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Zn + H2O ZnO + H2
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
b) Kali hoạt động hoá học mạnh hơn sắt và kẽm.
Từ dữ kiện trong bài không so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
c) Để so sánh độ hoạt động của kẽm và sắt có thể thực hiện hai thí nghiệm:
(1) Nhúng một lá kẽm vào dung dịch muối Fe(II) (ví dụ: FeCl2, FeSO4).
(2) Nhúng một miếng sắt vào dung dịch muối Zn (ví dụ ZnCl2, ZnSO4).
- Nếu thí nghiệm (1) xảy ra phản ứng thì Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
- Nếu thí nghiệm (2) xảy ra phản ứng thì Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Zn.
d) Thực tế, Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
Phản ứng minh họa: Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các kim loại natri, kẽm, đồng, bạc, magnesium, kim loại nào có tính chất sau đây?
a) Tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường, toả nhiệt mạnh và giải phóng khí hydrogen.
b) Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hydrogen.
c) Đẩy sắt ra khỏi muối của sắt trong dung dịch.
Câu 2:
Cho các cặp chất sau: Cu và HCl; Fe và AgNO3; Zn và Pb(NO3)2; Fe và MgSO4; Al và HCl. Có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3:
Cho một thanh kim loại Y vào dung dịch muối CuSO4 (có màu xanh). Sau một thời gian thấy màu xanh nhạt dần và có vẩy đồng bám trên thanh kim loại Y. Y có thể là kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Ca.
Câu 4:
Cho thanh đồng vào dung dịch muối X không màu, thấy dung dịch xuất hiện màu xanh và có kim loại mới tạo thành bám trên thanh đồng. Muối X có thể là chất nào sau đây?
A. NaCl.
B. AlCl3.
C. Zn(NO3)2.
D. AgNO3.
Câu 5:
Cho một mẩu kali vào dung dịch CuSO4, quan sát thấy bọt khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh. Hãy viết các PTHH để giải thích các hiện tượng quan sát được.
Câu 6:
Sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. Cu(NO3)2.
C. AgNO3.
D. Mg(NO3)2.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 18. Tính chất của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 8. Thấu kính có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 24. Alkene có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT Bài 23. Alkane có đáp án
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST Bài 16. Tính chất chung của kim loại có đáp án
về câu hỏi!