Câu hỏi:

29/08/2024 383

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Hội chứng Down do bác sĩ Langdon Down lần đầu tiên mô tả tình trạng bệnh năm 1887. Đến năm 1957 nguyên nhân bệnh được phát hiện là do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gene, còn gọi là thể ba nhiễm 21 (hoặc trisomy 21). Đây là trường hợp bất thường nhiễm sắc thể gặp phổ biến nhất. Khoảng 95% trường hợp xảy ra do thừa một nhiễm sắc thể 21; 3 - 4% do chuyển đoạn không cân bằng liên quan đến nhánh dài của nhiễm sắc thể 13, 14, 15 (đa số trường hợp là nhiễm sắc thể 14) và nhánh dài của nhiễm sắc thể 21 hoặc giữa nhiễm sắc thể 21 và 22. Khoảng từ 1 - 2% trường hợp Down ở dạng khảm với sự có mặt của hai dòng tế bào, một dòng bình thường và một dòng thừa một nhiễm sắc thể 21. Khoảng 90 - 95% trường hợp trisomy 21 có nhiễm sắc thể 21 thừa được nhận từ mẹ và có sự liên quan chặt chẽ giữa sự gia tăng tuổi mẹ với nguy cơ sinh con bị trisomy 21. Ở những người mẹ dưới 30 tuổi nguy cơ sinh con bị thể tam nhiễm 21 là 1/1 000; ở những bà mẹ trong độ tuổi 35, nguy cơ này là 1/400, ở những bà mẹ 40 tuổi là 1/100 và ở những bà mẹ 45 tuổi là 1/50. Hình bên dưới mô tả cơ chế phát sinh của ba trường hợp mắc hội chứng Down.

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. a) Hình (a): chuyển đoạn nhiễm sắc thể; Hình (b): trisomy 21; Hình (c): Down ở thể khảm. (ảnh 1)
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. a) Hình (a): chuyển đoạn nhiễm sắc thể; Hình (b): trisomy 21; Hình (c): Down ở thể khảm. (ảnh 2)

a) Hình (a): chuyển đoạn nhiễm sắc thể; Hình (b): trisomy 21; Hình (c): Down ở thể khảm.

b) Hợp tử số 3 (mang hai nhiễm sắc thể 21 và một đoạn nhiễm sắc thể 21 ở nhiễm sắc thể 14) sẽ phát triển thành cơ thể có hội chứng Down (5%). Cơ thể được tạo ra từ giao tử của thể đột biến (mang một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14 có một đoạn nhiễm sắc thể 21) với giao tử bình thường (có một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14).

c) Khi mẹ càng lớn tuổi thì sức khỏe cũng như chất lượng trứng không được đảm bảo → hoạt động phân chia các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào để tạo trứng sẽ càng dễ xảy ra sai sót, do đó, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down tăng lên theo tuổi của người mẹ.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Hình (a): chuyển đoạn nhiễm sắc thể; Hình (b): trisomy 21; Hình (c): Down ở thể khảm.

b) Hợp tử số 3 (mang hai nhiễm sắc thể 21 và một đoạn nhiễm sắc thể 21 ở nhiễm sắc thể 14) sẽ phát triển thành cơ thể có hội chứng Down (5%). Cơ thể được tạo ra từ giao tử của thể đột biến (mang một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14 có một đoạn nhiễm sắc thể 21) với giao tử bình thường (có một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14).

c) Khi mẹ càng lớn tuổi thì sức khỏe cũng như chất lượng trứng không được đảm bảo → hoạt động phân chia các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào để tạo trứng sẽ càng dễ xảy ra sai sót, do đó, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down tăng lên theo tuổi của người mẹ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi.

Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi.  a) Đơn vị cấu trúc của nhiễm sắc thể là chú thích nào? Mô tả cấu tạo của chú thích đó. (ảnh 1)

a) Đơn vị cấu trúc của nhiễm sắc thể là chú thích nào? Mô tả cấu tạo của chú thích đó.

b) Cho biết tên gọi của chú thích số (2). Cấu trúc này có thể được quan sát rõ nhất vào thời điểm nào? Giải thích.

c) Mô tả sự sắp xếp của các gene a, b, d, e.

Xem đáp án » 29/08/2024 1,098

Câu 2:

Các nhận định trong bảng dưới đây là Đúng (Đ) hay Sai (S)?

STT

Nhận định

Đ/S

1

Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng và trình tự phân bố các gene.

 

2

Loài sinh vật có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì càng tiến hoá.

 

3

Một nhiễm sắc thể kép gồm hai chromatid dính nhau tại tâm động.

 

4

Trong tế bào soma và giao tử, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.

 

5

Một nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các phân tử DNA và protein histone.

 

6

Hình dạng của nhiễm sắc thể có thể được xác định dựa vào vị trí của tâm động.

 

Xem đáp án » 29/08/2024 874

Câu 3:

Hình bên mô tả bộ nhiễm sắc thể ở loài sinh vật nào sau đây?

Hình bên mô tả bộ nhiễm sắc thể ở loài sinh vật nào sau đây?  A. Châu chấu.  B. Tinh tinh.  C. Người.  D. Gà. (ảnh 1)

A. Châu chấu.

B. Tinh tinh.

C. Người.

D. Gà.

Xem đáp án » 29/08/2024 542

Câu 4:

Hình ảnh sau đây mô tả bộ nhiễm sắc thể ở loài nào và cá thể đó thuộc giới tính nào?

Hình ảnh sau đây mô tả bộ nhiễm sắc thể ở loài nào và cá thể đó thuộc giới tính nào?  A. Gà, giới đực.  B. Đậu hà lan, giới cái.  C. Châu chấu, giới cái.  D. Ruồi giấm, giới đực. (ảnh 1)

A. Gà, giới đực.

B. Đậu hà lan, giới cái.

C. Châu chấu, giới cái.

D. Ruồi giấm, giới đực.

Xem đáp án » 29/08/2024 536

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cặp nhiễm sắc thể tương đồng?

A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái và kích thước, có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ.

B. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai nhiễm sắc thể khác nhau về hình thái và kích thước, trong đó, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.

C. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai nhiễm sắc thể khác nhau về hình thái và kích thước, có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ.

D. Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái và kích thước, trong đó, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.

Xem đáp án » 29/08/2024 494

Câu 6:

Kí hiệu nào sau đây là của bộ nhiễm sắc thể đa bội?

A. 2n + 1.

B. 2n + 2 + 2.

С. 3n.

D. 2n - 2.

Xem đáp án » 29/08/2024 469

Câu 7:

Hãy tìm hiểu một số hội chứng di truyền ở người do đột biến nhiễm sắc thể gây ra theo gợi ý trong bảng sau.

STT

Tên hội chứng

Dạng đột biến nhiễm sắc thể

1

Hội chứng Down

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 21.

Xem đáp án » 29/08/2024 454

Bình luận


Bình luận