Câu hỏi:
29/08/2024 112Ở một loại đậu, biết một gene quy định một tính trạng, hai cặp gene quy định hai tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, các gene trên một nhiễm sắc thể liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử. Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, tính theo lí thuyết, ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác
Quảng cáo
Trả lời:
- Lai P thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn → hạt trơn, có tua cuốn trội hoàn toàn so với hạt nhăn, không có tua cuốn.
- Quy ước gene: A: hạt trơn và a: hạt nhăn; B: có tua cuốn và b: không có tua cuốn.
- Các gene nằm trên một nhiễm sắc thể liên kết chặt chẽ với nhau. Ta có sơ đồ lai:
Pt/c: \(\frac{{Ab}}{{Ab}}\)(hạt trơn, không tua cuốn) \( \times \) \(\frac{{aB}}{{aB}}\)(hạt nhăn, có tua cuốn)
GP: \(\underline {Ab} \) aB
F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)(100% hạt trơn, có tua cuốn)
F1× F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)(hạt trơn, có tua cuốn) \( \times \) \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)(hạt trơn, có tua cuốn)
GF1: \(\frac{1}{2}\underline {Ab} :\frac{1}{2}\underline {aB} \) \(\frac{1}{2}\underline {Ab} :\frac{1}{2}\underline {aB} \)
F2: TLKG: \(1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
TLKH: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.
Trong chăn nuôi, công tác chọn và tạo giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn hướng tới chọn và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, chống chịu tốt, chất lượng sản phẩm tốt bằng phương pháp lai hữu tính. Một số thành tựu phổ biến như:
- Con lai F1 giữa ♂ lợn Móng Cái và ♀ lợn bản có khả năng sinh trưởng cao hơn so với lợn bản, tỉ lệ nạc cao hơn ở lợn Móng Cái; thịt mềm, nhiều nước; năng suất chế biến cao; màu thịt sáng hơn so với bố mẹ.
- Lai ♀ lợn Móng Cái giống thuần trong nước và ♂ lợn Landrace hoặc Yorkshire nhập nội tạo ra con lai F1 cho năng suất cao, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon, phù hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam.
- Lai ♂ bò Sindhi đỏ thuần với ♀ bò vàng ở Việt Nam tạo giống bò lai Sind thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, sản lượng sữa và thịt khá cao, mắn đẻ, hiền lành và nuôi bê con giỏi.
a) Tại sao phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội?
b) Chọn một trong các thành tựu trên, tìm hiểu và cho biết đặc điểm của các cá thể bố mẹ. Từ đó, chứng minh con lai có ưu điểm vượt trội hơn so với bố mẹ.
c) Con người cũng đã sử dụng phương pháp lai hữu tính để tạo ra các giống thực vật có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Để tăng nhanh số lượng giống cây trồng mang các đặc tính tốt, người ta có thể sử dụng phương pháp nào? Cơ sở khoa học của phương pháp này là gì?
Câu 2:
Hình dưới đây mô tả quá trình phân bào ở các tế bào A, B, C, D; các chữ cái là kí hiệu của các gene tương ứng trên nhiễm sắc thể. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
a) Xác định các hình ảnh sau đây thuộc giai đoạn nào của quá trình phân bào. Giải thích.
b) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào mẹ và kiểu gene của các tế bào con.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nguyên phân?
A. Nguyên phân là hình thức phân chia ở các tế bào nhân thực.
B. Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ hình thành hai tế bào con giống nhau.
C. Quá trình nguyên phân diễn ra gồm kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
D. Trong quá trình nguyên phân, vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
Câu 4:
Trong quá trình phân chia tế bào, sự nhân đôi DNA diễn ra ở
A. kì đầu.
B. kì trung gian.
C. kì sau.
D. kì giữa.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Giúp cho các tế bào của cơ thể thực hiện các chức năng khác nhau, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
B. Là cơ sở cho quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.
C. Đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được di truyền một cách ổn định qua các thế hệ ở các loài sinh sản vô tính.
D. Tạo ra các cá thể sinh vật có nhiều đặc điểm khác nhau.
Câu 6:
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về kết quả của quá trình giảm phân?
A. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (2n).
B. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (2n).
C. 1 tế bào (2n) → 2 tế bào (n).
D. 1 tế bào (2n) → 4 tế bào (n).
Câu 7:
Một tế bào mầm sinh dục tiến hành nguyên phân liên tiếp ba lần. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh dục chín và tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tính số lượng giao tử được hình thành.
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 21 có đáp án
về câu hỏi!