Câu hỏi:
29/08/2024 2,043Những kim loại nào sau đây có thể được dùng để bảo vệ đường ống sắt khỏi bị gỉ?
(a) Cr.
(b) Ag.
(c) Cu.
(d) Mn.
(e) Zn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các kim loại (a) Cr, (d) Mn, (e) Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên có thể được dùng để bảo vệ đường ống sắt khỏi bị gỉ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dự đoán hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi dùng một chiếc thìa bằng đồng khuấy vào cốc chứa dung dịch aluminium nitrate.
A. Chiếc thìa bị phủ một lớp nhôm.
B. Một hỗn hợp đồng và nhôm được tạo thành.
C. Dung dịch trở nên xanh.
D. Không biến đổi hóa học nào xảy ra.
Câu 2:
Trong phòng thí nghiệm, một học sinh nhúng thanh đồng có khối lượng 12,340 g vào 255 mL dung dịch AgNO3 0,125M. Bằng quan sát, học sinh đó đã khẳng định có phản ứng xảy ra.
a) Vì sao học sinh đó lại khẳng định có phản ứng xảy ra chỉ bằng việc quan sát.
b) Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng.
c) Viết các cặp oxi hóa – khử tham gia phản ứng và chỉ rõ tác nhân oxi hóa và tác nhân khử.
d) Khi phản ứng kết thúc, hãy xác định khối lượng của thanh đồng, nếu giả thuyết toàn bộ lượng Ag giải phóng đều bám vào thanh đồng.
Câu 3:
Có bốn dung dịch muối không màu (AgNO3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2 và Ni(NO3)2) được đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt. Cho thêm vào 4 ống nghiệm này một sợi dây đồng. Sau một thời gian, dung dịch nào chuyển xanh? (các phản ứng đều được thực hiện ở điều kiện chuẩn).
A. AgNO3.
B. Pb(NO3)2.
C. Zn(NO3)2.
D. Ni(NO3)2.
Câu 4:
Trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh khi nhỏ từ từ dung dịch thuốc tím vào dung dịch Fe2+ trong môi trường acid đã quan sát thấy thuốc tím mất màu và dung dịch dần chuyển dần từ không màu sang màu vàng nhạt. Phản ứng được thực hiện ở điều kiện chuẩn.
a) Giải thích hiện tượng bạn học sinh quan sát được.
b) Viết các cặp oxi hóa – khử của hai nguyên tố Mn và Fe liên quan đến phản ứng trong quá trình trên và so sánh thế điện cực chuẩn của hai cặp oxi hóa – khử này.
c) Viết phương trình chuyển hóa giữa dạng oxi hóa và dạng khử của mỗi cặp oxi hóa – khử và phương trình hóa học khi phản ứng xảy ra.
Câu 5:
Những phát biểu nào sau đây về phản ứng Ce4+ + 2I- → I2 + Ce3+ là đúng?
a) Phản ứng trên đã cân bằng
b) Chất oxi hóa là Ce4+, chất khử là I-.
c) Cặp oxi hóa – khử của kim loại cerium là Ce4+/Ce, của iodine là I2/2I-
d) Phương trình hóa học của phản ứng là 2Ce4+ + 2I- → I2 + 2Ce3+.
Câu 6:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử càng lớn thì tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng …(1)… và tính khử của dạng khử càng …(2)… Ngược lại, cặp oxi hóa – khử nào có thế điện cực chuẩn càng …(3)… thì tính khử của dạng khử càng …(4)… và tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng …(5)…
b) Thế điện cực chuẩn (Eo) của cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và của cặp Cu2+/Cu lần lượt là -0,440V và 0,340V. Ion Fe2+ có tính …(1)… yếu hơn ion Cu2+ và Fe có tính …(2)… mạnh hơn Cu. Vậy ở điều kiện chuẩn, …(3)… có thể khử …(4)… về …(5)… nhưng ion Fe2+ không thể …(6)… được Cu.
về câu hỏi!