Câu hỏi:

29/08/2024 12,404

Trong thực tế, trong quá trình điện phân dung dịch sodium chloride bão hòa, sau một thời gian, dung dịch NaCl tại anode được gọi là “nước muối nghèo” và được đưa ra khỏi bể điện phân; đồng thời dung dịch NaCl bão hòa mới được bổ sung vào để tiếp tục quá trình điện phần (như Hình 17.1). Hãy giải thích việc làm này, viết phương trình hóa học (nếu có). Biết rằng, dung dịch tại bể anode có pH = 3; \[E_{C{l_2}/2C{l^ - }}^o\]= 1,36 V; \[E_{{O_2},4{H^ + }/2{H_2}O\;}^o\]= 1,23 V.

Nước muối bão hòa có nồng độ 300 g L–1 , trong khi đó “nước muối nghèo” có nồng độ 220 g L-1. Với mỗi lít nước muối bão hòa ban đầu thì thu được bao nhiêu gam sodium hydroxide, nếu hiệu suất của quá trình là 80%.

Trong thực tế, trong quá trình điện phân dung dịch sodium chloride bão hòa, sau một thời gian, dung dịch NaCl tại anode được gọi là “nước muối nghèo” và được đưa ra khỏi bể điện phân; (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Do thế khử chuẩn của nước (môi trường acid) xấp xỉ thế khử chuẩn của chlorine, nên khi nồng độ chloride giảm (trong nước muối nghèo) xảy ra phản ứng oxi hóa nước ở anode: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e, cạnh tranh với phản ứng oxi hóa anion chloride làm giảm hiệu suất điện phân; đồng thời khí chlorine thu được sẽ bị lẫn khí oxygen. Do đó, dung dịch sodium chloride tại anode cần được “làm giàu” liên tục nhằm duy trì nồng độ bão hòa NaCl.

Khối lượng sodium hydroxide thu được ứng với mỗi lít nước muối bão hòa bị điện phân là: m = \(\frac{{300 - 220}}{{58,5}}.40.0,8 = 43,8gam.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ