Câu hỏi:

31/08/2024 1,675

(Câu hỏi 4, SGK) Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Nếu bốn dòng thơ đầu miêu tả cảnh đẹp mùa xuân với màu sắc của ánh nắng buổi sáng, với cỏ non xanh và hoa lê thanh khiết, tươi trẻ, thể hiện sự rộn ràng trong lòng người thì thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu dòng thơ cuối đã khác: Cảnh vật buổi chiều sắc màu như đã nhạt đi, chỉ còn những đường nét mơ hồ, không còn sự rộn ràng, tươi trẻ, háo hức như buổi sớm, dường như đang báo hiệu một điều gì đó sẽ đến. Điều này phù hợp với tâm trạng con người sau một ngày dạo chơi vui vẻ, thấm mệt.

- Ngôn từ được sử dụng trong sáu dòng thơ cuối có mức độ giảm nhẹ, vừa diễn tả nét trầm của cảnh vật, vừa như thể hiện tâm trạng có phần mệt mỏi xen lẫn lo lắng của con người (“tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”).

Điều đó cho thấy cảnh vật và tâm trạng con người trong tác phẩm của Nguyễn Du luôn vận động và được thể hiện sinh động chứ không tĩnh tại.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.

A. Điển cố,

điển tích

 

B. Nguồn gốc, nghĩa

a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.

 

1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bị thương vì cung bắn, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảnh giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua. 

b) Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

 

2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ.

c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?

 

3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sứ (Trung Quốc): Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại bát Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương.). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều.

d) Thiếp như con én lạc đàn, / Phải cung, rày đã sợ làn cây cong!

 

4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha.

Mẫu: a) - 3).

Xem đáp án » 31/08/2024 5,374

Câu 2:

(Bài tập 2, SGK) Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a)

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b)

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Xem đáp án » 31/08/2024 1,145

Câu 3:

Theo em, để thuyết phục người nghe ý kiến: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói Nam Bộ qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.” thì cần tập trung làm rõ điểm nào?

Xem đáp án » 31/08/2024 941

Câu 4:

Hãy viết đoạn văn phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

Xem đáp án » 31/08/2024 683

Câu 5:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(Đây là đoạn trích trong Truyện Kiều, từ dòng 1 519 đến dòng 1 526, thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi bị lừa mua đến lầu xanh của Tú Bà, buộc phải tiếp khách làng chơi, Kiều được Thúc Sinh, một nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, chuộc ra khỏi lầu xanh và cưới làm vợ. Kiều đã khuyên Thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày mọi việc. Đoạn này tả cảnh Thuý Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư.)

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Theo Truyện Kiều, trong Từ điển “Truyện Kiều”,

Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974)

a) Đoạn trích trên thể hiện nội dung gì?

b) Nhân vật ở đây gồm những ai? Lời trong đoạn trích là lời của ai? 

c) Xác định chủ đề của đoạn trích.

d) Phân tích nghệ thuật đối được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích trên. 

e) Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Xem đáp án » 31/08/2024 630

Câu 6:

Phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 2 có tác dụng như thế nào đối với phần thực hành nói và nghe ở bài học này?

Xem đáp án » 31/08/2024 535

Bình luận


Bình luận