Câu hỏi:
04/09/2024 549(Câu hỏi 3, SGK) Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Cảnh những con thuyền ra khơi (dòng 3 – 8):
+ Thời gian: sớm mai.
+ Không gian: trời trong (cao và rộng), gió nhẹ, nhuốm nắng hồng bình minh.
+ Con người: trai tráng; phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
+ Con thuyền: nhẹ, hăng như con tuấn mã; cánh buồm to, rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Bằng bút pháp miêu tả, lãng mạn hoá, sử dụng hình ảnh so sánh, các từ ngữ chỉ động tác, trạng thái mạnh mẽ (hăng, phăng, vượt, rướn),..., đoạn thơ đã tái hiện phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Đồng thời, tác giả đã tô đậm biểu tượng của linh hồn làng chài – cánh buồm, nhấn mạnh vẻ lớn lao, thiêng liêng và rất đỗi thơ mộng của nó.
- Cảnh đón thuyền cá về bến (dòng 9–16):
+ Thời gian: ngày hôm sau.
+ Không gian: bến.
+ Con người: ồn ào, tấp nập đón ghe về, làn da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm.
+ Con thuyền: im, trở về nằm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Vẫn bằng bút pháp miêu tả kết hợp với lãng mạn hoá, sử dụng hình ảnh độc đáo, gợi cảm, thú vị,... tác giả cho thấy:
+ Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ôn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã cho sóng yên biển lặng để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe,...
+ Cảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Hình ảnh người dân chài có tầm vóc phi thường, con thuyền như có hồn – một tâm hồn rất tinh tế.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tia nhảy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Trích Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ, dẫn theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1996)
– Chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp trong đoạn thơ trên.
– Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
– Đoạn thơ viết về điều gì?
– Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc nào?
Câu 2:
Bài thơ Bếp lửa gieo vần gì?
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần liền
D. Vần hỗn hợp
Câu 3:
(Câu hỏi 1, SGK) Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Câu 4:
Chỉ ra ít nhất một điểm khác nhau về nội dung và một điểm khác nhau về hình thức nghệ thuật của bài Chiều xuân với bài thơ sau:
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi:
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử, dẫn theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,
NXB Văn học, Hà Nội, 1996)
Câu 5:
Hãy chỉ ra sự giống nhau về tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ Quê hương và đoạn trích trong bài Nhớ con sông quê hương của ông dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu...
(Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Giáo dục, 1985)
Câu 6:
(Câu hỏi 1, SGK) Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
về câu hỏi!