Câu hỏi:

04/09/2024 269 Lưu

(Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc hoạ trong bài thơ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Trong bài thơ, có 10 lần tác giả nhắc tới bếp lửa. Bếp lửa trong bài thơ vừa là hình ảnh tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

– Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại. Vì bếp lửa do b nhóm lên, gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà; thể hiện sự tảo tần, nhẫn nại và tình yêu thương của bà dành cho con cháu. Bếp lửa được nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhóm bằng ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của bà.

– Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm của bà dành cho con cháu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Cách gieo vần và ngắt nhịp trong đoạn thơ:

+ Gieo vần chân: “anh” – “tranh, xanh”; “au” – “đầu, sau”; “ua” – “sữa, lúa”…

+ Ngắt nhịp: 3/2/3

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa, so sánh, liệt kê.

- Đoạn thơ miêu tả cảnh chợ Tết ngày xưa. Người đi chợ Tết ai cũng vui vẻ, từ cụ già cho tới các cô thiếu nữ, trẻ con, người mua kẻ bán tấp nập trong khung cảnh thiên nhiên tuoi đẹp đậm sắc xuân.

- Tác giả thể hiện sự vui vẻ, tưng bừng.

Lời giải

– Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo, yên bình giản dị nhưng vẫn tràn đầy sức sống của cảnh chiều xuân nơi thôn dã và tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

– Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự không gian.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP