Câu hỏi:

04/09/2024 57

Theo em, những bình luận (nhận xét, đánh giá) trong bài văn nghị luận có tác dụng gì?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Những bình luận (nhận xét, đánh giá) trong bài văn nghị luận có tác dụng làm cỏ và sâu sắc thêm cho vấn đề nghị luận trong bài.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỒ GƯƠM

Hồ Gươm là một danh thắng đẹp, nằm giữa trung tâm Thủ đô tráng lệ, cảnh sắc hữu tình, nổi tiếng thơ mộng của Hà Nội 36 phố phường. Không những thế, Hồ Gươm còn là hồ thiêng gắn liền với truyền thuyết Rùa Thần. Từ xưa tới nay, vẻ đẹp thiêng liêng của Hồ Gươm đã làm say mê, ngây ngất bao lớp thi nhân, bao tâm hồn nghệ sĩ, làm du khách bốn phương không khỏi trầm trồ.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  HỒ GƯƠM (ảnh 1)

Hồ có tổng diện tích 12 héc-ta, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700 mét theo hướng nam bắc và rộng 200 mét theo hướng đông – tây. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hoá của mọi người khi đến với Hồ Gươm. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút,...

Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ,... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

Hồ Gươm có thể còn nhiều tuổi hơn cả kinh thành Thăng Long xưa. Lùi lại lịch sử để khám phá sự hình thành của Hồ Gươm, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức (1490) và cả các tấm bản đồ sau này [...] thì Hồ Gươm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng. Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay.

Trước kia hồ có tên gọi là hồ Lục Thuỷ (vì nước có màu xanh ngắt quanh năm). Cái tên hồ Hoàn Kiếm mới có từ thời Lê. Tương truyền, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có mò được một lưỡi kiếm dưới sông, lại tìm được cái chuôi ngoài ruộng. Lưỡi lắp vào chuôi vừa khít. Lê Lợi đem kiếm báu dưới cờ kháng chiến suốt mười năm đánh đuổi giặc Minh. Giải phóng đất nước, nhà vua đóng đô ở Thăng Long cũ và gọi là Đông Kinh. Một buổi, vua dạo thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng gặp một con rùa vàng lớn nhô lên mặt nước. Rùa nói: “Xin nhà vua trả kiếm thần cho Long Vương.”. Kiếm vừa rút khỏi vỏ đã vút bay về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn biến mất. Từ sự tích này mà hồ Lục Thủy đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) hay gọi tắt là Hồ Gươm. Truyền thuyết đã thể hiện tư tưởng “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của dân tộc ta, đó là một bằng chứng cho lòng yêu hoà bình thiết tha của người Việt Nam, của Thăng Long - Hà Nội. Đất nước của chúng ta từ xa xưa tới nay lúc nào cũng muốn hoà bình, nhưng nếu có ngoại xâm thì gươm của Thần linh nước Nam lại xuất hiện và được trao cho những người anh hùng để bảo vệ toàn vẹn bờ cõi.

Vào thời Trần, thuỷ quân thường chiến tập trận ở hồ cho chúa ngự trên lầu Ngũ Long xem, nên gọi là hồ Thuỷ Quân. Đến cuối thế kỉ XVI, chúa Trịnh dựng phủ chúa với nhiều lâu đài, cung điện xây dựng bên bờ phía tây của hồ, lúc này nhìn từ phủ chúa ra hồ, phía hồ trên gọi là hồ Tả Vọng (nhìn từ bên trái) và phía hồ dưới gọi là hồ Hữu Vọng (nhìn từ bên phải). Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp sau khi chiếm Hà Nội, hồ Hữu Vọng đã bị chúng cho san lấp hết để mở mang phố phường, chỉ còn lại hồ Tả Vọng chính là Hồ Gươm ngày nay. Cho dù vua chúa đặt tên gì, người dân cũng chỉ quen gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. [...]

(Theo ditichlichsu-vanhoahanoi.com)

a) Thông tin chính của văn bản trên là gì? Thông tin chính ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử?

c) Theo văn bản, Hồ Gươm có những tên nào? Nêu ý nghĩa của mỗi tên gọi.

d) Văn bản giúp em có thêm được hiểu biết gì về những di tích lịch sử ở Việt Nam?

Xem đáp án » 04/09/2024 319

Câu 2:

Nhan đề văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được đặt theo cách nào? Đặt lại một nhan đề khác cho văn bản này.

Xem đáp án » 04/09/2024 236

Câu 3:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ BỀN VỮNG

CỦA DI SẢN VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Nhân dịp lần đầu tiên, trại hè mang tên “Sĩ tử nhí – Chắp cánh ước mơ” kéo dài trong hai tháng sắp được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phóng viên trang tin Thủ đô Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, về sự kiện này cũng như các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng điểm đến, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn Miếu.

PV: Thưa ông, trại hè “Sĩ tử nhi – Chắp cánh ước mơ” lần đầu tiên được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là sự kiện văn hoá giáo dục có ý nghĩa đang được nhiều người mong chờ, ông có thể cho biết về ý tưởng tổ chức hoạt động này?

TS. Lê Xuân Kiêu: Đa dạng hoá các sân chơi để phục vụ tốt hơn nhu cầu của trẻ em, đặc biệt là trong những dịp nghỉ hè là trách nhiệm chung của cộng đồng. Chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tổ chức sự kiện này, trước hết mong muốn tạo thêm một sân chơi mới cho trẻ em, góp phần đem đến một mùa hè bổ ích, vừa chơi vừa học, nuôi dưỡng cho các em hạt giống ham học, ham hiểu biết, học gắn với hành, tinh thần tự học, tự chủ và học để cùng chung sống với nhau.

Ngoài ra, thông qua hoạt động “Sĩ tử nhí”, chúng tôi muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp của cha ông ta về giáo dục đang được lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tạo nên dòng chảy từ truyền thống đến hiện đại, phát triển chương trình giáo dục di sản để trẻ em của chúng ta ngày thêm yêu mến, trân quý những di sản tốt đẹp của cha ông ta để lại.

PV: Nâng cao chất lượng điểm đến là một trong những mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Hà Nội, đối với Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chiến lược này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

TS. Lê Xuân Kiêu: Thứ nhất, chúng tôi tập trung vào việc đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại di tích, từ việc quản lí theo kiểu đóng cửa, mở cửa di tích hằng ngày sang tư duy phục vụ khách tham quan, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm, tiếp cận với những giá trị độc đáo của di tích.

Thứ hai, phát triển các sản phẩm văn hoá du lịch trên cơ sở những giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đa dạng hoá các hoạt động văn hoá giáo dục, văn hoá nghệ thuật, từng bước tăng khả năng tương tác của du khách với các hoạt động được tổ chức tại di tích; sử dụng công nghệ hiện đại để bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Thứ ba, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, bổ sung các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của du khách, kết nối khu Nội tự với hồ Văn và vườn Giám thông qua các hoạt động văn hoá phù hợp với di tích, kéo dài thời gian thăm di tích của du khách.

Thứ tư, mở rộng kết nối giữa di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám với các bảo tàng, di tích trên địa bàn Hà Nội.

Cuối cùng, đó là cải thiện hoạt động truyền thông tại di tích theo hướng truyền thông có trách nhiệm, hiệu quả; hoàn thiện bộ nhận diện di tích để quảng bá hình ảnh di tích với khách tham quan trọng nước và nước ngoài.

PV: Chúng ta sẽ làm gì để bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một điểm đến đặc biệt mang ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học cũng như lịch sử của dân tộc?

TS. Lê Xuân Kiêu: Phát triển du lịch với điểm đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những phương thức để phát huy giá trị của di tích. Thông qua đó, giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam những giá trị về hiếu học, hiếu nghĩa, tôn trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, đồng thời quảng bá cho du khách quốc tế về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam. Đây là trách nhiệm chung của các cấp quản lí, ngành văn hoá, ngành du lịch, du khách, giới truyền thông và cộng đông dân cư xung quanh di tích.

Để bảo tồn di sản này như là một điểm đến đặc biệt mang ý nghĩa giáo dục truyền thống hiếu học cũng như lịch sử của dân tộc, đòi hỏi tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Trân trọng những giá trị của di tích, đặt đúng vai trò của Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong sự phát triển không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước để từ đó có sự quan tâm đặc biệt đến di tích. Phát huy được nguồn lực tổng hợp của nhà quản lí, nhà khoa học và cộng đồng; có những sáng tạo, đổi mới trong quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này một cách bền vững cho các thế hệ sau.

(Theo Minh Anh (thực hiện), thanglong.chinhphu.vn, 20-5-2018)

a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nội dung và hình thức của văn bản trên có gì giống văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)?

b) Nêu đặc điểm của bài phỏng vấn được thể hiện trong văn bản trên.

c) Theo văn bản, chúng ta sẽ làm gì để bảo tồn Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

d) Văn bản giúp em hiểu được thông điệp gì từ các di tích lịch sử?

Xem đáp án » 04/09/2024 199

Câu 4:

Tìm câu rút gọn trong những câu dưới đây, xác định thành phần bị lược bỏ và chỉ ra văn cảnh cho phép hiểu đúng, hiểu rõ nghĩa của mỗi câu rút gọn tìm được.

a) Hắn ưa hài hước. Hài hước một mình thôi. (Nam Cao)

b) Lúc ấy nhà toàn đàn bà. Thôi thì cứ đóng cửa cho thật chặt. (Nam Cao)

c) Thằng bé vừa sợ hãi vừa bực tức, liền tìm một chỗ ít người hơn và tối hơn. Bây giờ thì thấm mệt. Nó ngồi tựa đầu vào chiếc cột đá, nhắm mắt lại. (Trần Đức Tiến)

Xem đáp án » 04/09/2024 162

Câu 5:

Xác định câu rút gọn trong những câu dưới đây. Chỉ ra thành phần bị lược bỏ và văn cảnh cho phép hiểu đúng, hiểu rõ nghĩa của mỗi câu rút gọn.

a) Anh xe giằng lấy cái bát để xới cơm sốt cho bà. Bà giằng lại. (Nam Cao)

b) Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi đông. Cô lắc nhẹ. (Anh Đức)

Xem đáp án » 04/09/2024 146

Câu 6:

(Câu hỏi 4, SGK) Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản.

Xem đáp án » 04/09/2024 140

Câu 7:

(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử qua bài Đền tháp vẫn ngủ yên. Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này.

Xem đáp án » 04/09/2024 113

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Sách cho 2k7 ôn luyện THPT-vs-DGNL