Câu hỏi:
04/09/2024 176Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách nào? Cách phân tích ấy có tác dụng gì trong việc làm rõ nội dung chính của bài thơ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản thể hiện khá rõ cách phân tích của tác giả: lần lượt theo từng đoạn và cũng là trình tự của mạch cảm xúc trong bài thơ.
“ – Tin đến đột ngột.
– Sự hồi tưởng về những kỉ niệm của thời xuân xanh, chưa thành đạt.
– Về ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng.
– Nỗi đau khôn tả lúc bạn đã dứt áo “ra đi”.”
Cách phân tích này giúp người viết làm sáng tỏ tình cảm của tác giả bài thơ thông qua các kỉ niệm, hồi ức và nỗi đau khi bạn mất. Cũng nhờ đó, người đọc dễ theo dõi nội dung của bài thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến, cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm 38 dòng thơ.
Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời”,... – một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mật lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây” chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, Xã nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây” được liên kết với từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kính và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đỗ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi.. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác ... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở ...”.
Phần thứ hai gồm 24 dòng thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cố. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời” tác hợp nên:
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Kinh yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.
Các từ ngữ “sớm hôm”, “cùng nhau”, “từ trước đến sau” thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tạo nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy.”
(Theo thivien.net)
a) Cách phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê ở trên có gì giống cách phân tích bài thơ này của tác giả Hoàng Hữu Yên trong văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” ở Bài 10?
b) Trong đoạn trích trên, người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức nào của bài thơ?
c) Dẫn ra một số câu văn trong đoạn trích thể hiện tính biểu cảm của văn nghị luận.
Câu 2:
(Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã làm sáng tỏ luận đề bằng những luận điểm nào? Dẫn ra một số lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho luận đề và luận điểm của văn bản.
Câu 3:
Chỉ ra những câu nêu lí lẽ và những câu nêu bằng chứng của tác giả Nguyễn Văn Long trong đoạn trích sau (trích Về truyện “Làng” của Kim Lân):
“Ngay từ những dòng đầu, truyện đã mở ra với tâm trạng của ông Hai ở nơi tản cư: Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc nhà lên đèn và bà Hai ngồi lầm rầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền kẹo,... thì một tâm trạng buồn bực lại dậy lên trong lòng ông Hai khiến ông phải vùng dậy sang bên bác Thứ nói chuyện. Cái việc ông Hai cứ tối tối lại tìm sang bác hàng tản cu cũng là người tản cư để nói chuyện chính là một cách để giải toả những nỗi buồn bực, nghĩ ngợi vẩn vơ và nhất là để thổ lộ nỗi nhớ da diết cái làng của ông. Bởi vậy, trong cuộc trò chuyện, chỉ có ông Hai nói và bác Thứ ngồi nghe. Mà thực ra thì ông Hai cũng chẳng để ý lắm đến việc người cùng trò chuyện có nghe ông nói hay không, ông chỉ cốt nói để trút vợi tâm trạng và nhất là cho đỡ nhớ cái làng của mình. “Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động.”.
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Kim Lân càng tỏ ra sâu sắc khi đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống thử thách để làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật, đó là tình huống ông Hai đột ngột nghe tin dữ: Làng Chợ Dầu của ông theo giặc lập tề.”
Câu 4:
(Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra luận đề và các luận điểm chính trong văn bản. Theo em, các luận điểm trong văn bản có làm sáng tỏ được luận đề không? Vì sao?
Câu 5:
Yêu cầu trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ở phần Nói và nghe của Bài 10 là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần Viết như thế nào?
Câu 6:
Xác định những câu văn nêu vấn đề khách quan, ý kiến chủ quan trong đoạn văn sau (trích Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Đình Chú) và lí giải vì sao:
“Trong Chuyện người con gái Nam Xương, hình tượng trung tâm là Vũ Nương đã được xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp người, đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời. Nàng là hiện thân cho thân phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nói thế hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ để phân biệt được giá trị của Chuyện người con gái Nam Xương với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của người phụ nữ ở thời trung đại. Muốn thấy được cái độc đáo và cũng là cao siêu của Chuyện người con gái Nam Xương, phải nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhưng đó là sự thật. Sự thật quá ư khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt Nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi, muôn thuở.”
về câu hỏi!