Câu hỏi:
12/09/2024 1,226Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Dòng điện xoay chiều giúp giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa.
b) Dòng điện xoay chiều không làm toả nhiệt trên các linh kiện điện tử.
c) Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có độ lớn thay đổi theo thời gian.
d) Khác với dòng điện không đổi, khi sử dụng dòng điện xoay chiều, có các điện tích tự do đi xuyên qua lớp điện môi của tụ điện.
e) Cả dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều đều được tăng giá trị điện áp thông qua việc sử dụng máy biến áp tăng áp có nguyên lí hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
f) Mạng điện dân dụng ở nước ta sử dụng dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V.
g) Dòng điện xoay chiều làm điện trở toả nhiệt như dòng điện một chiều.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Đúng;
b) Sai; dòng điện chạy qua mọi linh kiện đều toả nhiệt (nhiều hay ít phụ thuộc vào điện trở của linh kiện đó).
c) Sai; giá trị hiệu dụng không đổi theo thời gian.
d) Sai; tụ điện cho dòng xoay chiều đi qua theo nguyên lí phóng nạp.
e) Sai; dòng điện không đổi không áp dụng cho máy biến áp.
f) Đúng;
g) Đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2 000 vòng/phút trong một từ trường đều có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T. Xem khung dây như một điện trở thuần có điện trở 50 W. Hãy tính nhiệt lượng toả ra trên khung dây trong 10 phút.
Câu 2:
Trong mạch điện xoay chiều, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hoà theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện
A. luôn luôn cùng pha với nhau.
B. luôn luôn ngược pha với nhau.
C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. luôn luôn vuông pha với nhau.
Câu 3:
Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: Cường độ dòng điện của một dòng điện không đổi bằng với ... của một dòng điện xoay chiều khi hai dòng điện đi qua hai điện trở giống nhau và nhiệt lượng toả ra trong khoảng thời gian dài là bằng nhau.
A. cường độ dòng điện trung bình.
B. cường độ dòng điện cực đại.
C. cường độ dòng điện hiệu dụng.
D. cường độ dòng điện định mức.
Câu 4:
Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức (V) vào một đoạn mạch chứa các linh kiện điện tử. Biểu thức cường độ dòng điện (A). Tính độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện.
Câu 5:
Một điện áp xoay chiều được đặt vào hai đầu của một điện trở có giá trị 100 W. Nhiệt lượng mà điện trở toả ra trong 5 phút là 3 600 J. Điện áp cực đại có giá trị là bao nhiêu?
Câu 6:
Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0 cos(100pt + j). Trong một giây dòng điện có độ lớn bằng không bao nhiêu lần?
Câu 7:
Một bếp điện có điện trở R khi được mắc vào một điện áp xoay chiều có cường độ dòng điện cực đại là 6,4 A thì có công suất toả nhiệt trung bình của bếp là 1 000 W. Giá trị điện trở của bếp điện là bao nhiêu?
56 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 2: Khí lý tưởng
91 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 1: Vật lý nhiệt
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 4. Nhiệt dung riêng có đáp án
62 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Chủ đề 3: Từ trường có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 6. Nhiệt hoá hơi riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ nhiệt kế có đáp án
về câu hỏi!