Câu hỏi:
12/09/2024 353Bạn A thực hiện thí nghiệm sóng dừng với một thanh thép mỏng. Bạn A dùng một nam châm điện được nối với điện áp xoay chiều có tần số không đổi để tạo ra dao động cưỡng bức trên thanh thép. Muốn thanh thép dao động với tần số 100 Hz thì bạn A cần phải điều chỉnh tần số của dòng điện là bao nhiêu?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khi dòng điện xoay chiều đi qua nam châm, cực tính của nam châm thay đổi khi chiều dòng điện thay đổi. Cực tính của nam châm biến đổi cùng tần số với tần số dòng điện. Khi nam châm hướng cực nam hoặc cực bắc vào thanh thép thì lực hút thanh thép có độ lớn cực đại. Vậy trong một chu kì của dòng điện, lực hút nam châm tác dụng lên thanh thép đã lặp lại trạng thái 2 lần. Do đó lực cưỡng bức có tần số bằng gấp đôi tần số đổi cực của nam châm. Từ đó suy ra .
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2 000 vòng/phút trong một từ trường đều có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ 0,02 T. Xem khung dây như một điện trở thuần có điện trở 50 W. Hãy tính nhiệt lượng toả ra trên khung dây trong 10 phút.
Câu 2:
Trong mạch điện xoay chiều, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hoà theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện
A. luôn luôn cùng pha với nhau.
B. luôn luôn ngược pha với nhau.
C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. luôn luôn vuông pha với nhau.
Câu 3:
Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức (V) vào một đoạn mạch chứa các linh kiện điện tử. Biểu thức cường độ dòng điện (A). Tính độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện.
Câu 4:
Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống: Cường độ dòng điện của một dòng điện không đổi bằng với ... của một dòng điện xoay chiều khi hai dòng điện đi qua hai điện trở giống nhau và nhiệt lượng toả ra trong khoảng thời gian dài là bằng nhau.
A. cường độ dòng điện trung bình.
B. cường độ dòng điện cực đại.
C. cường độ dòng điện hiệu dụng.
D. cường độ dòng điện định mức.
Câu 5:
Một điện áp xoay chiều được đặt vào hai đầu của một điện trở có giá trị 100 W. Nhiệt lượng mà điện trở toả ra trong 5 phút là 3 600 J. Điện áp cực đại có giá trị là bao nhiêu?
Câu 6:
Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0 cos(100pt + j). Trong một giây dòng điện có độ lớn bằng không bao nhiêu lần?
Câu 7:
Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Dòng điện xoay chiều giúp giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa.
b) Dòng điện xoay chiều không làm toả nhiệt trên các linh kiện điện tử.
c) Điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có độ lớn thay đổi theo thời gian.
d) Khác với dòng điện không đổi, khi sử dụng dòng điện xoay chiều, có các điện tích tự do đi xuyên qua lớp điện môi của tụ điện.
e) Cả dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều đều được tăng giá trị điện áp thông qua việc sử dụng máy biến áp tăng áp có nguyên lí hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
f) Mạng điện dân dụng ở nước ta sử dụng dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V.
g) Dòng điện xoay chiều làm điện trở toả nhiệt như dòng điện một chiều.
về câu hỏi!