Câu hỏi:
18/09/2024 667Đặt một khung dây dẫn phẳng hình chữ nhật kín được nối với điện kế G gần một nam châm điện N. Đường sức từ của nam châm điện và vị trí đặt một cạnh của khung dây trùng với trục của nam châm được mô tả như Hình 14.2. Biết khi chưa cho khung dây chuyển động, kim điện kế chỉ vạch số 0.
Nhận định sau đây là đúng hay sai?
Nhận định |
Đúng |
Sai |
1. Kim điện kế sẽ bị lệch khỏi vạch số 0 khi quay khung dây theo trục của nam châm. |
|
|
2. Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây dọc theo trục của nam châm. |
|
|
3. Cho nam châm dịch chuyển xuống kim điện kế sẽ bị lệch khỏi vạch số 0. |
|
|
4. Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây ra xa nam châm. |
|
|
Quảng cáo
Trả lời:
1 – Sai; 2 – Đúng; 3 – Sai; 4 – Đúng. Vì:
- Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây dọc theo trục của nam châm.
- Kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi dịch chuyển khung dây ra xa nam châm.
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trường hợp nào dưới đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn kín chuyên động theo phương song song với các đường sức từ của nam châm thẳng.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay cắt ngang các đường sức từ của nam châm thẳng.
C. Cho cực Bắc của nam châm chuyển động lại gần tâm của cuộn dây dẫn kín.
D. Đóng và ngắt dòng điện vào nam châm điện đặt cạnh tâm của cuộn dây dẫn kín.
Câu 2:
Khi đưa cực Bắc hoặc cực Nam của nam châm lại gần tâm cuộn dây dẫn kín đang đứng yên thì trong cuộn dây dẫn kín đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Nếu ngược lại, đưa cuộn dây dẫn kín lại gần cực Bắc hoặc cực Nam của nam châm đang đứng yên thì trong cuộn dây dẫn kín đó có xuất hiện dòng điện cảm ứng hay không? Hãy làm thí nghiệm để kiểm chứng câu trả lời đã đưa ra.
Câu 3:
Giải thích tại sao khi cho thanh nam châm chuyển động qua lại quanh cuộn dây dẫn kín như Hình 14.3 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Câu 4:
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không biến thiên trong những trường hợp nào dưới đây?
a) Đưa cực Bắc của nam châm vĩnh cửu lại gần cuộn dây dẫn kín đứng yên.
b) Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần cực Nam của nam châm vĩnh cửu đứng yên.
c) Cho cả nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn kín chuyển động cùng chiều với tốc độ không đổi.
Câu 5:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi
A. có đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.
C. cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu.
D. nối hai đầu của cuộn dây dẫn kín với nguồn điện một chiều.
Câu 6:
Quan sát Hình 14.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hiện tượng nào làm xuất hiện dòng điện qua đèn?
b) Nguyên nhân nào làm dòng điện qua đèn đổi chiều?
Câu 7:
Tim từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Dòng điện xoay chiều có ...(1)... luân phiên thay đổi theo thời gian.
b) Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là dựa trên hiện tượng ...(2)...
c) Trong mỗi chu kì, dòng điện xoay chiều đổi chiều ...(3)... lần.
d) Dòng điện xoay chiều sử dụng trong gia đình có tần số ...(4)... Hz và đổi chiều ...(5)... lần trong 1 giây.
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 11 có đáp án (Đề 91)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
Bộ 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 4)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 12 có đáp án (Đề 101)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 học kì 2 có đáp án (Đề 121)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 35 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận