Câu hỏi:
24/09/2024 5,391I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHẢY ĐI SÔNG ƠI
(Nguyễn Huy Thiệp)
Tóm tắt: Nhân vật “tôi” được nghe câu chuyện truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông quê nên đã xin đi theo những người đánh cá đêm, gặp toàn những ông chủ thuyền ghê gớm, đáng sợ. Có lần khi đang tranh giành luồng cá, “tôi”đã bị hất xuống sông và được một người phụ nữ cứu. Sau một thời gian làm trên thành phố, “tôi” về lại bến sông xưa thì được tin người phụ nữ cứu mình năm xưa đã chết đuối mà không được ai cứu, điều đó để lại nhiều cảm xúc và ám ảnh trong lòng nhân vật.
Đoạn trích thuộc phần cuối truyện.
Khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên con đò ngang. Ngồi bên cạnh tôi là một phụ nữ khăn trùm kín mặt. Đôi mắt to đen nhìn tôi mừng rỡ:
– Thế là tỉnh rồi... Em ăn một tí cháo nhé?
Tôi cố nhỏm dậy, bụng dạ trống rỗng vào đau cồn cào, chân tay tôi run bần bật. Tôi đón bát cháo cá nóng mà cầm không vững.
-Để chị bón cho – Người phụ nữ nói dịu dàng – Chị tưởng em chết. Chân tay em cứng đờ ra. Lão Tảo dốc trong bụng em đến nửa vại nước. Em là liều lắm! Đi đánh cả đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác!
– Chị cứu em à? — Tôi hỏi.
– Ừ... chị nghe thấy em kêu cứu.
-Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ – Tôi buồn rầu nói – Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi...
-Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...
Tôi ngạc nhiên nghe lời chị, chưa ai đi nói với tôi những điều như thế. Buổi sáng hôm ấy trời đẹp tuyệt vời. Mùa đông thường có những ngày nắng ấm tương tự thế này: mặt trời hào phóng trải trên mặt đất tất cả hào quang rực rỡ của mình. Trời xanh ngăn ngắt, một làn gió thổi làm những hạt cát trên thuyền thành lốc nhỏ. Ở bên kia sông có tiếng ai hát một bài rất lạ, tiếng hát thật buồn:
“Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?...”
Tiếng hát lơ lửng bay trên mặt sông. Hơi nước ở trên mặt sông bốc lên ngùn ngụt. Lòng tôi trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, như vừa tắm xong, như vừa gột rửa được điều u ám.
Thế là từ đấy tôi quen chị Thắm. Chị Thắm nhà trong bến Cốc. Nhà chị nghèo lắm. Suốt ngày ở trên con đò ngang, một tấm khăn vuông đen trùm kín mặt. Có lần tôi hỏi chị Thắm về chuyện trâu đen. Chị bảo:
– Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho người ta sức mạnh... Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kì diệu phải là người tốt.
Tôi tin lời chị. Lòng tôi vẫn hằng ấp ủ trông thấy điều kì diệu ấy.
– Con người ta tối tăm lắm... Chị nói với tôi khi hai chị em ngồi trên mũi đò chờ khách sang sông. Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường.
Tôi nghe chị nói, mắt ngó như nhìn bông gạo thỉnh thoảng lại khẽ khàng buông những cành đỏ thắm trễn bãi cát ướt.
Tôi thiu thiu ngủ, văng vẳng lời chị đang kể thủ thỉ sự tích các thánh trên nước Thiên đàng:
– Ngày xửa ngày xưa ở xứ Jerusalem có một con người...
***
Mùa hè năm ấy nhà tôi chuyển về thành phố. Thế là tôi xa bến Cốc, xa chị Thẳm. Khi tôi ra đi, chị Thắm gọi tôi xuống đò cho ăn cháo cả. Tôi cũng không ngờ đó là bát cháo cá mòi cuối cùng tôi ăn trong thời trai trẻ. Một cuộc sống mới mở oà trước mặt tôi. Thành phố cũng bán cá mòi nhưng là thứ cả đã được ướp khô, rút ruột.
Tôi cũng chẳng biết tôi hoà cùng với nhịp sống thành phố từ khi nào nữa. Tôi lớn dần lên, hăm hở đuổi theo bao điều phù du. Kỉ niệm về mùa cá mòi và chuyện trâu đen trong thời thơ ấu của tôi phai nhạt dần đi.
Năm ngoái, bỗng nhiên tôi có dịp trở về bến Cốc. Bây giờ tôi đã trưởng thành. Tôi làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc. Cuộc sống trưởng giả no đủ bao bọc lấy tôi. Có lẽ tôi cũng chẳng có gì phàn nàn cuộc sống. Ước mơ tuổi trẻ nhường chỗ cho bao nhu cầu thiết thực.
Bến Cốc vẫn hệt như xưa. Cá mòi phơi trắng trên bờ. Bến đò rất ít những người qua lại. Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn. Tôi bước xuống đò mà lòng bồi hồi khôn tả.
Trên đò, một bà cụ già đang ngồi tư lự. Tôi bước lại gần khẽ hỏi:
– Cụ ơi, chị Thắm lái đò còn ở đây không?
-Thắm ư? – Bà cụ thoáng nỗi ngạc nhiên. Tôi đứng lặng người khi nhận ra con đò cũ. Kỉ niệm ấu thơ bồng vụt hiện về.
-Ông quen nhà Thắm ư ông? – Bà cụ hỏi tôi, giọng nói nghẹn ngào – Bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm... Nhà Thẳm chết đuối hai chục năm rồi!
Tội oà lên khóc nức nở. Xung quanh sông nước nhoà đi. Bà cụ lái đò vẫn đang rầu rầu kể lể:
-Khốn nạn! Nhà Thắm cứu được không biết bao người ở khúc sông này... Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu,...
Bên sông lại vẳng tiếng hát thuở nào tê tái
“Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?”
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Bên sông có tiếng gọi đến là ráo riết:
– Đò ơi... ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!
(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ, 2003, tr.13-16)
Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” đã ao ước điều gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” luôn ước mong được nhìn thấy con trâu đen trong truyền thuyết hiện lên trên khúc sông quê mình.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn”.
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng qua các từ ngữ: cô đơn, xao xuyến, bồn chồn.
Câu 3:
Câu văn “Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...” cho em hiểu điều gì về nhân vật chị Thắm?
Lời giải của GV VietJack
Câu văn “Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...” thể hiện tấm lòng bao dung của người phụ nữ – chị Thắm – đối với những kẻ đang làm điều ác. Tấm lòng ấy xuất phát từ những trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc của chị về cuộc đời, về con người. Câu nói của chị phát ra từ một trái tim nhân hậu nên trong cảm nhận của nhân vật tôi, giọng nói mang âm sắc “ngân nga như hát”.
Câu 4:
Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh dòng sông trong câu chuyện.
Lời giải của GV VietJack
Dòng sông như dòng đời luôn trôi chảy, mang theo hết thảy những vui buồn. Nhưng có những điều vẫn luôn ở lại, ám ảnh, day dứt như khát khao kiếm tìm con trâu đen trong kí ức tuổi thơ.
Câu 5:
Trình bày ấn tượng sâu sắc mà văn bản Chảy đi sông ơi đã mang lại cho anh/ chị.
Lời giải của GV VietJack
Anh/ Chị có thể trình bày ấn tượng riêng của mình về một phương diện giá trị được tiếp nhận từ văn bản Chảy đi sông ơi. Khi trình bày cần phân tích sự thể hiện giá trị mà anh chị lựa chọn trong văn bản cùng những cảm nghĩ/ bài học của cá nhân. Gợi ý: (1) Ấn tượng về hình ảnh một nông thôn Việt Nam dù đang dần thay đổi, phai nhạt dần các đặc trưng văn hoá làng xã nhưng vẫn luôn tiềm ẩn chất thơ và những giá trị vật chất và tinh thần tốt đẹp. (2) Ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ nông thôn với vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhưng lại có số phận thật éo le. (3)Ấn tượng về những trang văn viết về nông thôn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, một nông thôn vừa gần gũi, chân thực vừa ma mị, ám ảnh với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ sau.
Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Nguyễn Khuyến, Chợ Đồng, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến,
NXB Văn học, Hà Nội 1971, tr.102-103)
Câu 2:
Nhà thơ Mỹ Robert Frost có hai câu thơ, đại ý: Trong rừng có nhiều lối đi Và tôi chọn lối đi chưa có dấu chân người.
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ gì về ý tưởng gợi lên từ hai câu thơ trên.
Câu 3:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chồn”.
Câu 4:
Câu văn “Đừng trách họ thế – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát – Có ai yêu thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm...” cho em hiểu điều gì về nhân vật chị Thắm?
Câu 6:
Trình bày ấn tượng sâu sắc mà văn bản Chảy đi sông ơi đã mang lại cho anh/ chị.
về câu hỏi!