Câu hỏi:

24/09/2024 8,559

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:

THƠ VIẾT Ở BIỂN

(Hữu Thỉnh)

                                                Anh xa em

                                       Trăng cũng lẻ

                                       Mặt trời cũng lẻ

                                       Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

                                       Vẳng cánh buồm một chút

                                                                           đã cô đơn

                                       Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn

                                        Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

                                       Sóng chẳng đi đến đâu

                                                                           nếu không đưa em đến

 

                                       Vì sóng đã làm anh

                                        Nghiêng ngả

                                       Vì em.

(Trích tập thơ Thư mùa đông,  NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự độc đáo trong cấu tứ của bài Thơ viết ở biển.

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Bài thơ được tổ chức theo cách thức sóng đôi, đồng nhất giữa hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ. Sự sóng đôi, đồng nhất giữa cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ được thể hiện qua “bối cảnh”: “anh xa em” – nỗi cô đơn, lẻ loi do vắng bóng người yêu được hiện hữu qua hai thực thể của vũ trụ: “trăng”, “mặt trời”. Đây vốn là những thực thể duy nhất của vũ trụ, nhưng nay được nhìn nhận trong sự ứng chiếu của cảm xúc tình yêu nên “cũng lẻ”. Tiếp đến, nỗi niềm cô đơn của anh khi “xa em” còn được phản chiếu qua cảm xúc của “biển” khi vắng “cánh buồm”. Không những vậy, nhân vật trữ tình còn soi hình ảnh và lòng mình vào “gió”, vào “vách núi”, vào “chiều”, vào “sóng”: vách núi phải mòn mỏi vì gió dù gió không phải là roi, như anh đang phải

1 mòn mỏi vì em; anh cũng đang “tím” cả cõi lòng dù em không phải là chiều; còn sóng không thể vào bờ nếu không đưa được em đến với anh bởi sóng làm anh nghiêng ngả nhưng là nghiêng ngả “vì em”. (2) Cấu tứ của bài thơ thật độc đáo, bởi qua đó, tác giả đã diễn tả được một cách đậm sâu và đầy ấn tượng về tình yêu sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tình yêu đôi lứa: nỗi nhung nhớ, cô đơn, mong mỏi khi xa cách; đó là khao khát được gặp gỡ, đoàn tụ.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của cấu tứ bài thơ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem đáp án » 24/09/2024 12,117

Câu 2:

Gabriel Garcia Marquez từng viết: “Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ”.

    Từ lời phát biểu trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề “tuổi trẻ và ước mơ”.

Xem đáp án » 24/09/2024 5,372

Câu 3:

Ước mơ của nhân vật Thứ khi ngồi trên ghế nhà trường là gì?

 

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợi Đời y sẽ mốc lên, sẽ già đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Nhận xét về cuộc sống và con người của nhân vật Thứ được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Nêu suy nghĩ của anh/ chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận