Câu hỏi:
24/09/2024 1,886I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TÔI CHẲNG MUỐN KỈ NIỆM VỀ TÔI LÀ MỘT ĐIỆU HÁT BUỒN
(Lưu Quang Vũ)
Bao bài ca xáo trộn trong tôi
Có tiếng khóc của con chim gẫy cánh
Tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập
Tiếng con thuyền không về được bờ
Tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm,...
Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát
Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng
Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương
Chẳng muốn kỉ niệm về tôi là một điệu hát buồn
Tôi chọn bài ca của mùa hạ nắng
Tôi chọn bài ca của người gieo hạt
Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây
Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui
Là suối mát lòng tôi gửi bạn
Một cuộc đời – một bài ca duy nhất
Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỉ niệm về tôi.
(In trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2013, tr.185)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài thơ viết theo thể thơ tự do. Các dòng trong bài thơ không đều nhau về số chữ, các dòng thơ ngắt nhịp đa dạng, gieo vần linh hoạt (có sự phối hợp của nhiều vần), bài thơ không chia khổ,...
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Ví dụ: Ở dòng 1, dòng 6, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ; từ dòng 2 đến dòng 5, tác giả dùng các biện pháp như liệt kê, ẩn dụ, điệp cấu trúc; dòng 10 và 11, tác giả dùng biện pháp điệp cấu trúc và ẩn dụ; dòng 13 tác giả dùng biện pháp tương phản;... Học sinh chọn và nêu tên 2 biện pháp theo yêu cầu.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Học sinh dựa vào ý thơ “Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát/ Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng/ Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương” (nghĩa là cuộc đời ngắn ngủi, những cơ hội để được thể hiện mình, để được yêu thương không có nhiều) để giải thích vì sao nhân vật trữ tình cho rằng: “Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỉ niệm về tôi” (tôi không muốn người khác có ấn tượng về mình là một người luôn u sầu, buồn bã).
Câu 4:
Chủ đề của bài thơ là gì?
Lời giải của GV VietJack
Bài thơ thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan về cuộc đời, thể hiện tình yêu đời và trân trọng cuộc sống của nhà thơ (cho dù cuộc sống còn nhiều khổ đau, vất vả).
Câu 5:
Đọc xong bài thơ, anh/ chị rút ra thông điệp nào cho bản thân? Hãy lí giải cụ thể.
Lời giải của GV VietJack
Học sinh rút ra thông điệp nào cho bản thân sau khi đã hiểu chủ đề của bài thơ/ tư tưởng của tác giả; có lí giải cụ thể về thông điệp ấy (dựa vào trải nghiệm và quan điểm sống của bản thân).
Tham khảo một số thông điệp sau: Cuộc sống dẫu có những khó khăn, thử thách nhưng con người phải luôn sống lạc quan, hi vọng; Con người không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh khi cuộc sống của mình không được như ý muốn; Mỗi người chỉ được sống một lần trong đời, vì thế hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa; Mỗi người chúng ta gặp trong cuộc đời có thể chỉ gặp một lần, vì thế hãy để lại ấn tượng tích cực về bản thân ta trong lòng họ; Trong muôn vàn cách sống, hãy chọn cách sống mang lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh;...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nếu bấy lâu nay bạn vẫn chờ một người nào đó xuất hiện và
thay đổi cuộc sống của mình
Nhưng đến lúc này vẫn chưa có ai xuất hiện
Thì có thể đó là ý trời muốn bạn đừng chờ đợi nữa
Mà hãy tự trở thành người làm thay đổi cuộc sống của chính mình
Khi bạn muốn dựa dẫm vào ai đó, hãy nhớ rằng
Bên trong bạn đang tồn tại một cả thể
Thông thái và mạnh mẽ hơn bạn nghĩ nhiều.
(Trích Yêu những điều không hoàn hảo – Hae Min, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.132)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm sống được gợi ra từ đoạn trích trên.
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Uy-lít-xơ trong đoạn trích sau:
Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
- Nàng thật là người kì lạ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở. Thôi, già [1]ơi!
Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
(Lược một đoạn: Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu thực hiện yêu cầu của Uy-lít-xơ).
Nàng nói vậy để thủ chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ chung thuỷ:
-Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một chồi cảm lãm'[2] lá dài: nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây cảm lãm ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cảnh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây cảm lãm lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang tri, cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây cảm lãm mà dời nó đi nơi khác.
-Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng.
(Hô-me-rơ, I-li-at và Ô-đi-xê[3], NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr.348-350)
[1] Già: Ơ-ri-clê — người nhũ mẫu.
[2] Cảm lãm: còn gọi là ô liu
[3] Tóm tắt sử thi Ô-đi-xể: Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Mười năm sau khi rời Tơ-roa, Uy-lít-xơ vẫn chưa thể đặt chân lên mảnh đất quê hương và phải trải qua nhiều gian khổ. Trong khi đó, tại quê nhà, Pê-nê-lốp – vợ của Uy-lít-xơ phải đối mặt với 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn. Tê-lê-mác, con trai của chàng phải đương đầu với bọn chúng để bảo vệ tài sản của gia đình. Uy-lít-xơ giả dạng làm người hành khất nên vợ chàng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Uy-lít-xơ còn phải trải qua thử thách của vợ – nói ra điều bí mật về chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng mới biết).
Câu 4:
Câu 6:
Đọc xong bài thơ, anh/ chị rút ra thông điệp nào cho bản thân? Hãy lí giải cụ thể.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!