Câu hỏi:
27/09/2024 322Đọc đoạn tư liệu sau:
“Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gải, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường".
Sắc lệnh số 14-SL, ngày 8-9-1945 của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)
a) Hãy cho biết nội dung đoạn tư liệu trên phản ánh biện pháp nào được Đảng và Chính phủ thực hiện trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
b) Nêu ý nghĩa của biện pháp đó.
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Nội dung đoạn tư liệu được trích trong Sắc lệnh số 14-SL của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, quy định quyền bầu cử Quốc hội trong cả nước - một biện pháp quan trọng nhằm củng cố chính quyền cách mạng của Đảng và Chính phủ trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa: Sự kiện này góp phần quan trọng vào việc tăng cường xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng mới.
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược trở lại Nam Bộ?
A. Dựng chiến luỹ, chướng ngại vật, cắt điện, nước,...
B. Trực tiếp tấn công vào cơ quan đầu não của Pháp.
C. Hàng vạn thanh niên gia nhập đoàn quân “Nam tiến".
D. Nhân dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
Câu 2:
Biện pháp nào sau đây góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Xây dựng hệ thống trường đại học trên cả nước.
B. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
C. Thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
D. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 3:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp.
B. Buộc thực dân Pháp phải thoả hiệp và ngừng bắn tại Nam Bộ.
C. Buộc thực dân Pháp phải tuyên bố rút quân khỏi Nam Bộ.
D. Tạo điều kiện để nhân dân cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 4:
Một trong những biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. tăng gia sản xuất.
B. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
C. điều hoà thóc gạo giữa các địa phương.
D. kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo".
Câu 5:
Một trong những biện pháp để giải quyết khó khăn về nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. ban hành bản Hiến pháp mới.
B. mở trường học phố thông các cấp.
C. thành lập Nha Bình dân học vụ.
D. xây dựng các trường đại học.
Câu 6:
Một trong những biện pháp trước mắt để giải quyết khó khăn về nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. lập “Hũ gạo cứu đói".
B. thực hiện tăng gia sản xuất.
C. thực hiện khẩu hiệu “Tắc đất tấc vàng".
D. thực hành tiết kiệm.
Câu 7:
Sự kiện nào sau đây chứng tỏ quân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
A. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn đang mít tinh mừng “Ngày độc lập".
B. Đòi thả hết tù binh Pháp và cho quân chiếm đóng một số nơi quan trọng.
C. Yêu cầu Việt Nam giải tán toàn bộ lực lượng vũ trang tại Sài Gòn.
D. Tấn công Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)
Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25 (có đáp án) Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (phần 2
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 34 (có đáp án) Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 28 (có đáp án) Nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1960) (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược kết thúc
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 32 (có đáp án) Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 16 (có đáp án) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (Phần 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận