Câu hỏi:
28/09/2024 71B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Hãy viết bài văn tả cảnh bình minh trên quê hương em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
A. Mở bài: Giới thiệu cảnh bình minh trên quê hương em
B. Thân bài: Tả cảnh bình minh trên quê hương em
a. Tả bao quát cảnh bình minh trên quê hương em
- Mặt trời như thế nào?
- Con người như thế nào?
- Cảnh vật ra sao?
b. Tả chi tiết cảnh bình minh trên quê hương em
- Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc
+ Mặt trời chưa lên, bầu trời tối đen
+ Có vài nhà dậy sớm mở đèn
+ Tiếng gà gáy vang cả vùng
+ Có những người đã vác cày ra đồng làm việc
+ Những người đi làm ca đêm đã về
- Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần hé sáng
+ Mặt trời bắt dầu nhô lên
+ Mọi người ra đồng làm việc
+ Những con trâu con bò cũng đi theo
+ Những đứa trẻ đi học trên đường ríu tít nói chuyện
- Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời sáng hẳn
+ Mặt trời lên cao, nắng gắt hơn
+ Mồ hôi lã chã trên áo người nông dân
+ Những chú trâu được nghỉ ngời gặm cỏ.
C. Kết bài: Nêu cảm nghĩ cảnh bình minh trên quê hương em
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong một ngày đối với em. Vì vậy, em luôn thức dậy sớm để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp này trên quê hương mình.
Vào mùa hè, khoảng 5 giờ sáng là trời đã bắt đầu chuyển cảnh. Ông mặt trời tích cực đến từ sớm, tưới đỏ rực cả khoảng trời, nhuộm sang cả vòm cây, con đường và nhà cửa. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua mà thôi. Ngay khi những chú gà trống nhận ra ngày mới đã đến và cất tiếng gáy, thì sắc đỏ ấy cũng tàn phai nhanh chóng. Để lại nền trời xanh trong veo như mặt nước mùa thu. Không khí lúc này còn chút se lạnh và ẩm ướt của màn đêm, kết hợp với những làn gió dìu dịu khiến con người ta cảm thấy dễ chịu vô cùng. Cỏ cây, hoa lá sau một đêm say sưa với trăng thanh trở nên càng thêm tươi xanh. Chúng sung sướng vẫy những chiếc lá non, rung rinh những nụ hoa xinh để chào đón bầy ong, đàn bướm ghé chơi. Trên các cành cây, bầy chim non ríu ra ríu rít chuyền cành, náo nhiệt chẳng thua kém gì các bà các mẹ đi chợ sớm. Trên đường, dòng người ngày càng đông hơn. Đó là những người đi học, đi làm, là những người ra đồng, ra chợ. Ai ai cũng vui vẻ cười nói, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi cho một ngày mới bắt đầu.
Ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê hương, em luôn cảm thấy tâm hồn mình được tiếp thêm những năng lượng tích cực. Và lại càng thêm yêu quý quê hương của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 6 (2,0 điểm). Đặt một câu nói về trò chơi dân gian mà em từng chơi với bạn bè, trong đó có sử dụng cả động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái:
Câu 2:
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Dựa vào bức tranh dưới đây, em hãy tìm:
- Ba danh từ chỉ cây cối hoặc con vật:
- Ba tính từ chỉ màu sắc:
Câu 3:
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là gì?
Câu 4:
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Chuyện cổ tích về loài người
(trích)
Trời sinh ra trước mắt
Chỉ còn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.
(Xuân Quỳnh)
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ bộc lộ tình yêu mến của tác giả đặc biệt đối với ai?
Câu 5:
Câu 2 (0,5 điểm). Theo bài thơ, người mẹ mang đến cho trẻ con điều gì?
Câu 6:
Câu 3 (0,5 điểm). Trong khổ thơ cuối, “cái bảng” được so sánh với cái gì?
về câu hỏi!