Câu hỏi:
02/10/2024 358B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện “Thanh âm của gió”:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Xin chào các bạn, mình là Bống - bạn nhỏ trong câu chuyện Thanh âm của gió của tác giả Văn Thành Lê đây.
Hằng ngày, công việc chính của mình là cùng anh trai đi chăn trâu. Tuy còn nhỏ, nhưng mình luôn chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao, chưa từng lười biếng. Ngoài mình và anh trai, đội chăn trâu của xóm còn có cả các bạn của những gia đình khác nữa. Trong đó, anh em mình thân nhất với Văn, Thành và Điệp. Ngày nào chúng mình cũng hẹn cùng đi chăn trâu với nhau. Theo lời của bố mẹ dặn dò, rằng cỏ ở gần nguồn nước lúc nào cũng tươi tốt và nhiều hơn chỗ khác. Nên chúng mình ngày nào cũng đi qua suối để trâu ăn cỏ men lên đồi, lên núi. Một bên con suối ấy là cả một đồng cỏ rộng lớn mênh mông, lúc nào cũng có gió thổi lồng lộng. Đứng trên cánh đồng, thỉnh thoảng lại có gió vút qua tai, qua tóc của mình như đùa nghịch.
Mỗi buổi chiều, khi đàn trâu đã ăn no cỏ và đằm mình dưới suối, thì mình và các bạn cũng được tự do chơi đùa với nhau. Trước đây, chúng mình thích nhất là trò nhặt những viên đá ở dưới suối và so với nhau xem viên đá của ai tròn hơn, to hơn. Tuy nhiên, hôm nay thì lại khác, bởi mình đã tìm được một trò chơi mới thú vị hơn. Đó là do mình đã tình cờ phát hiện ra, khi bịt tai lại bằng lòng bàn tay, sau đó mở ra rồi lại đóng vào liên tiếp, gió sẽ tạo ra các âm thanh rất lạ và thú vị trong tai. Mình đã chia sẻ với anh trai và các bạn về phát hiện thú vị đó của mình. Khi nghe mình kể, mọi người ai cũng háo hứng lắm, liền thử áp dụng ngay. Mỗi người sẽ nghe được một âm thanh khác nhau của gió, mỗi lần lại thay đổi một chút. Cảm giác như, gió thật sự đang trò chuyện và vui chơi cùng chúng mình. Trò chơi mới này hấp dẫn đến mức, trời dần tối từ lúc nào mà chúng mình chẳng ai hay. Mãi khi Văn la lên rằng gió nói “đói… đói… đói…” thì chúng mình mới giật mình nhận ra. Thế là, cả nhóm vội vã tạm biệt nhau và dẫn trâu về nhà.
Tối đó, bên mâm cơm ấm áp cùng bố mẹ, mình và anh trai thích thú kể về trò chơi chiều nay vừa phát hiện. Bố mình tỏ ra thích thú lắm, nghiêm túc nhờ mình hướng dẫn cách chơi. Thế là mình chạy lại sau lưng bố, lấy tay áp lên tai bố và dặn bố phải cử động liên tiếp như thế nào. Một lát sau, bố khẽ gật gù bảo rằng bố đã nhớ cách chơi rồi, chờ sáng mai khi lên núi làm ruộng, bố sẽ chơi thử ngay. Tối hôm đó, trong giấc mơ, mình thấy bản thân được gió nâng lên cao, cùng gió trò chuyện với mây và những chú chim trên tán cây rừng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3 (0,5 điểm). Theo bài đọc việc giúp đỡ người khác thể hiện điều gì?
Câu 2:
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bài học về sự giúp đỡ
Trong một ngôi làng nhỏ bên sườn núi, có hai ông bà sống cùng hai người cháu tên là Linh và Minh. Tuy sống trong cảnh nghèo khổ, còn nhiều túng thiếu nhưng ông bà vẫn luôn dạy dỗ hai người cháu của mình về tình thương và lòng biết ơn.
Ngày nọ, có một người hàng xóm gần nhà gặp nạn. Ông bà cụ đã không ngần ngại mời người đó vào nhà, mời đồ ăn và mời ngủ lại qua đêm. Khi người hàng xóm ấy đã được an toàn, Linh và Minh liền hỏi ông bà:
- Bà ơi, tại sao chúng ta phải giúp đỡ người khác ạ?
Nghe câu hỏi của hai đứa cháu nhỏ, ông bà liền ngồi xuống và ôn tồn nói:
- Việc giúp đỡ người khác không chỉ là một hành động tốt, mà còn là một phần trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng. Hãy luôn nhớ rằng, sự đoàn kết và tình thương sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hai cháu của ta ạ!
Qua lời giải thích của ông bà, Linh và Minh như hiểu được rằng việc giúp đỡ người khác không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mình mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.
Theo Hồng Thư
Câu 1 (0,5 điểm). Hoàn cảnh của gia đình Linh và Minh có gì đặc biệt.
Câu 3:
Câu 4 (0,5 điểm). Khi nghe ông bà nói, Linh và Minh đã hiểu ra điều gì?
Câu 4:
Câu 6 (2,0 điểm). Nêu mục đích sử dụng của đại từ nghi vấn trong các câu văn dưới đây:
a. Cậu đã biết bơi từ khi nào vậy?
b. Vì sao vườn rau lại luôn tươi tốt?
c. Đâu là nhà của bạn thế?
d. Quyển sách này bao nhiêu tiền ạ?
e. Ai là người đã đến đầu tiên?
Câu 5:
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân dưới các từ dùng để xưng hô có trong đoạn văn sau:
Cáo hỏi: “Các cháu đang đói lắm phải không?”. Nói rồi, Cáo đưa ra trước mặt hai anh em một nắm quả mọng có màu vàng, hương thơm lừng. Thỏ Nâu xuýt xoa: “Anh ơi! Em có thể lấy ăn được không ạ? Trông những quả mọng này ngon quá!”.
(Trích “Hai anh em thỏ”)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!