Câu hỏi:

02/10/2024 89

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một người mà em thường gặp.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

A. Mở bài: Giới thiệu người em định tả:

- Tên gì?

- Bao nhiêu tuổi?

B. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

– Vóc dáng.

– Khuôn mặt.

b. Tả hoạt động, tính cách:

C. Kết luận: Nêu tình cảm của em: biết ơn, quý mến.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. 

Bài làm tham khảo

Nhà em nằm ở giữa một khu phố nhỏ yên bình, ở ngoại ô thành phố. Cách vườn cây là đến hai nhà hàng xóm sát vách. Trong đó, có một vị hàng xóm rất đặc biệt, đó là bác Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố.

          Bác Ngọc là cái tên được cả khu phố vui vẻ và quý mến khi nhắc đến. Bác góa vợ, con gái lại lấy chồng trên thành phố nên bác sống một mình trong căn nhà nhỏ. Chính vì thường ngày bác rất tốt bụng, hễ có ai cần giúp bác đều xắn tay áo không nề hà mà đến giúp hết sức. Em không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi, chỉ thấy bác thường mặc bộ đồ Tàu lịch sự và đẹp đẽ như mấy diễn viên trên phim. Mái tóc muối tiêu của bác được chải gọn về sau đầu, để lộ cái trán hơi hói nhẵn bóng.

          Dáng người bác đậm chứ không gầy, thế nhưng mỗi bước đi đều nhanh nhẹn khỏe khoắn chứ không hề có dấu hiệu của tuổi già. Cứ mỗi sáng bác lại đạp xe một vòng quanh khu phố kiểm tra tình hình, quay về nhà đọc báo, xem thời sự và làm vài việc của khu phố. Nhà bác có một vườn cây ăn trái rộng, đây là khu vui chơi lý tưởng của đám con nít trong khu phố. Bác cũng rất thoải mái, bác nói mình bác ăn không hết nên mấy đứa cứ hái mà ăn. Chỉ chờ có vậy, chúng tôi ùa lên hái nào là xoài, ổi, mận, cóc,... ăn đến no nê. Mỗi lần như thế, bác cười hiền từ rồi chuẩn bị nước cho chúng tôi rửa tay chân nữa.

          Bác Ngọc rất được lòng mọi người bởi tính tình thẳng thắn và trách nhiệm với công việc của mình. Khu phố nhờ có bác mà quy củ hơn hẳn, không có gia đình nào đánh nhau hay trộm vặt nữa. Em rất quý người hàng xóm đặc biệt này.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Xác định nghĩa của từ “mơ” khi là động từ, đặt 01 câu chứa từ “mơ” với một trong số các nghĩa em vừa tìm được.

- Nghĩa gốc:

- Nghĩa chuyển:

Xem đáp án » 02/10/2024 2,390

Câu 2:

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao Pê-chi-a không làm theo lời mẹ dặn?

Xem đáp án » 02/10/2024 482

Câu 3:

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đọc thế nào là một ngày có ý nghĩa?

Bà mẹ đi làm lúc trời còn chưa sáng. Bà đánh thức cậu con trai Pê-chi-a chín tuổi dậy và dặn:

– Con đã bắt đầu nghỉ hè. Mẹ giao cho con việc làm ngày hôm nay. Con hãy trồng một cây bên cạnh nhà và đọc cuốn sách “Những dãy núi xa xanh” này nhé!

Pê-chi-a nghĩ: “Mình ngủ thêm một chút nữa đã". Em nằm xuống, ngủ thiếp đi. Khi Pê-chi-a tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao. Em muốn bắt tay vào việc ngay nhưng lại nghĩ: “Chắc vẫn còn kịp chán". Ngồi dưới gốc cây lê rậm rạp, Pê-chi-a tự nhủ: “Mình chỉ ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào việc".

Nửa giờ sau, Pê-chi-a đi ra vườn, hái quả ăn, rồi mê mải đuổi bắt con bướm. Sau một hồi chạy nhảy, mệt quá, Pê-chi-a lại ngồi dưới gốc lê, quên khuấy lời mẹ dặn.

Buổi chiều, bà mẹ về và hỏi: – Nào con, hãy kể cho mẹ nghe xem con đã làm được những gì.

Nhưng Pê-chi-a đã không làm gì cả. Em thấy xấu hổ khi nhìn vào mắt mẹ.

– Con hãy đi theo mẹ. Mẹ sẽ chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày con đã để phí hoài.

Bà mẹ cầm tay Pê-chi-a dắt đi. Bà đưa con đến cánh đồng đã cày xong và nói:

– Hôm qua ở đây là cánh đồng rạ, còn hôm nay nó đã được cày xới. Người công nhân lái máy cày đã làm việc suốt ngày. Còn con thì ngồi không.

Bà dẫn con đến bên một đống thóc lớn, nhẹ nhàng bảo:

– Buổi sáng, những hạt thóc này còn nằm trên những bông lúa ngoài ruộng. Người công nhân lái máy gặt đập đã làm xong công việc và đưa thóc về đây. Còn con thì ngồi không...

Cuối cùng, hai mẹ con rẽ vào thư viện. Người giữ sách chỉ lên cái giá lớn có rất nhiều sách. “Đây là những cuốn sách mà mọi người đã đọc xong trong ngày hôm nay”.

“Còn mình thì lại ngồi không? – Pê-chi-a chợt cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về điều ấy. Giờ đây, em đã hiểu được thế nào là một ngày trôi qua không uổng phí.

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

Câu 1: (0,5 điểm). Mẹ giao cho Pê-chi-a làm những việc gì sau khi ngủ dậy?

Xem đáp án » 02/10/2024 431

Câu 4:

Câu 6 (2,0 điểm). Nêu nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”:

Xem đáp án » 02/10/2024 407

Câu 5:

Câu 4 (0,5 điểm).Mẹ Pê-chi-a đã chỉ cho Pê-chi-a thấy mọi người đã làm được những gì trong một ngày?

Xem đáp án » 02/10/2024 255

Câu 6:

Câu 2 (0,5 điểm). Pê-chi-a tỉnh dậy vào lúc nào?

Xem đáp án » 02/10/2024 146

Bình luận


Bình luận