Câu hỏi:
02/10/2024 33B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một người nghệ sĩ mà em yêu thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
a) Mở bài: Giới thiệu về nghệ sĩ hài mà em yêu thích
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của nghệ sĩ hài đó:
+ Chiều cao, cân nặng, vóc dáng của nghệ sĩ đó có đặc điểm gì? Có khác biệt nhiều so với các nghệ sĩ khác không?
+ Khuôn mặt của nghệ sĩ đó có đặc điểm gì nổi bật? Gây ấn tượng cho khán giả từ cái nhìn đầu tiên?
+ Tả các bộ phận nổi bật trên gương mặt người nghệ sĩ đó (mắt, trán, lông mày, mũi, miệng, má…)
- Tả tính cách, hoạt động của nghệ sĩ hài đó::
+ Tính cách của người nghệ sĩ đó là gì? Điều này thể hiện qua các hành động nào của người đó?
+ Người đó có thông minh, hoạt ngôn không? Sự hài hước của người đó thể hiện qua điều gì?
+ Người đó có yêu nghề, cống hiến hết mình cho các vai diễn không? Có không ngại làm xấu bản thân để đem đến tiếng cười cho khán giả không?
+ Em thích người nghệ sĩ đó nhất trong chương trình nào?
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người nghệ sĩ hài đó
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Khi xem chương trình Hai ngày một đêm, em đã rất ấn tượng và yêu thích nghệ sĩ hài Lê Dương Bảo Lâm.
Anh Lâm có vóc dáng cao và thân hình vạm vỡ nhờ chăm chỉ tập luyện thể thao. Khuôn mặt của anh ấy không điển trai nhưng lại rất ấn tượng, dễ gây chú ý ngay từ lần gặp đầu tiên. Điều nổi bật nhất và cũng là thương hiệu của nam diễn viên, chính là khuôn miệng khá rộng và luôn mỉm cười tươi hết cỡ. Về trang phục thì anh Lâm rất giản dị, hầu như chỉ là những chiếc áo phông, quần vải bình thường. Anh ấy cũng rất thân thiện với mọi người, chẳng bao giờ tỏ thái độ kênh kiệu cả. Khi quay chương trình, anh Bảo Lâm luôn là người sẵn sàng lăn xả, tự làm xấu bản thân để đem lại tiếng cười cho mọi người. Kể cả khi chơi trò chơi bị dơ, bị ngã đau thì anh Lâm vẫn mỉm cười và không hề khó chịu. Sự hết mình ấy đã giúp anh Lâm ngày càng được nhiều khán giả biết đến và yêu quý hơn trước.
Anh Lê Dương Bảo Lâm thực sự là một nghệ sĩ hài vừa có tâm vừa có tầm. Em sẽ tiếp tục theo dõi và ủng hộ anh ấy nhiều hơn nữa trong chặng đường sắp tới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ba từ đồng nghĩa phù hợp với sự vật trong hai bức tranh sau. Đặt 02 câu với các từ em tìm được.
|
|
|
Câu 2:
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Giả trai để đi thi
Mới mười tuổi Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng hay chữ. Để việc học hành, thi cử không bị cản trở, nhân một lần chuyển chỗ ở, Duệ cải trang làm con trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du.
Thời ấy đất nước có nội chiến Nam – Bắc triều, loạn lạc triền miên. Khi nhà Mạc (Bắc triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng, Du cũng theo lên. Năm 20 tuổi, “cậu” Du thi đỗ tiến sĩ nhưng bị phát hiện là gái giả trai. Tuy vậy, vua Mạc mến tài nên tha tội, sau đó lấy làm cung phi và bổ dụng chức cung trung giáo tập để dạy các phi tần.
Năm 1625, vua Mạc thua trận, bà Duệ bị quân Trịnh bắt. Bà cầm thanh gươm bình thản nói:“Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu các ngươi vô lễ thì ta sẽ chết với lưỡi gươm này". Quân lính giải bà về Thăng Long. Chúa Trịnh cảm mến tài năng và khí tiết của bà nên không giết mà còn phong làm lễ nghi học sĩ, chuyên trông coi việc học hành trong phủ chúa.
Truyền rằng trong một bài thi, có người chỉ làm được bốn câu trong khi quy định phải là 12 câu, lẽ ra bị loại, nhưng thấy bốn câu hay nên các quan chấm bài trình lên vua. Vua xem cũng phân vân, liền đem hỏi ý kiến bà. Bà nói: “Bài văn chỉ làm được bốn câu nhưng là bốn câu hay, còn hơn làm đủ 12 câu mà không hay". Vua liền y theo.
Ngoài dạy học ở Thăng Long, bà Duệ còn soạn ra các bộ đề thi gửi về giúp các địa phương tổ chức thi và bài làm lại gửi lên để bà chấm. Có thể coi bà là người khởi đầu hình thức “giáo dục từ xa” của nước ta.
(Đào Tiến Thi tổng hợp)
Câu 1: (0,5 điểm). Vì sao Duệ phải giả làm con trai?
Câu 3:
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Điền cặp từ đồng nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Ở ………….. gặp ……………….
b) Mưa ………… gió ……………..
Câu 4:
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cả vua Mạc lẫn chúa Trịnh đều trọng dụng bà Duệ?
Câu 6:
Câu 3 (0,5 điểm). Vua Mạc phong chức tước gì để bà Duệ dạy học trong cung vua?
về câu hỏi!