Câu hỏi:
24/02/2020 4,409Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
A. Sai. Không thể sử dụng kim loại K để nhận biết các dung dịch trên vì khi cho kim loại K vào dung dịch, K sẽ tác dụng với nước tạo thành KOH, khi đó có hai dung dịch (NH4)2SO4 và NH4NO3 có cùng hiện tượng là có khí không màu có mùi khai thoát ra.
B. Sai. Không thể sử dụng dung dịch NaOH để nhận biết các dung dịch trên vì có hai dung dịch (NH4)2SO4 và NH4NO3 có cùng hiện tượng là có khí không màu có mùi khai thoát ra.
C. Sai. Không thể sử dụng dung dịch BaCl2 để nhận biết các dung dịch trên vì có bốn dung dịch CuSO4, Al2(SO4)3, Na2CO3 và (NH4)2SO4 có cùng hiện tượng là xuất hiện kết tủa trắng.
D. Đúng. Có thể sử dụng kim loại Ba để nhận biết các dung dịch trên vì khi cho kim loại Ba vào dung dịch, Ba sẽ tác dụng với nước tạo thành Ba(OH)2, khi đó:
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu xanh lam xuất hiện → Mẫu thử đó là CuSO4 (thực tế là hỗn hợp kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam và BaSO4 màu trắng lẫn vào nhau).
Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ → Mẫu thử đó là FeCl2.
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng xuất hiện (thực tế là hỗn hợp kết tủa Al(OH)3 màu trắng keo và BaSO4 màu trắng), sau đó khi cho lượng Ba đến dư vào thì lượng kết tủa tan một phần và còn lại phần kết tủa trắng không tan → Mẫu thử đó là Al2(SO4)3.
+ Mẫu thử nào có kết tủa trắng xuất hiện → Mẫu thử đó là Na2CO3.
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaOH
+ Mẫu thử nào có kết tủa màu trắng xuất hiện đồng thời có khí không màu có mùi khai thoát ra → Mẫu thử đó là (NH4)2SO4.
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O
+ Mẫu thử nào có khí không màu có mùi khai thoát ra → Mẫu thử đó là NH4NO3.
Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl butirat và etyl propionat đều có mùi thơm của dứa.
(b) Đốt cháy hoàn toàn tristearin, thu được khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O.
(c) Khi có mặt axit vô cơ hoặc kiềm làm xúc tác, dung dịch saccarozơ bị thủy phân.
(d) Hợp chất H2N–CH2CONH–CH(CH3)–COOH là một đipeptit.
(e) Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ.
(f) Etyl aminoaxetat và α–aminopropionic là đồng phân cấu tạo của nhau.
Số phát biểu đúng là
Câu 5:
Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ?
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn a mol FeS2 và b mol FeCO3 vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch chứa một muối duy nhất và hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tỉ lệ a : b bằng
về câu hỏi!