Câu hỏi:
02/10/2024 13,957I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
1. Ngư tinh
Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...
Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cả tinh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cả tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỉ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá cá tinh, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cả tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cầu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.
2. Hồ tinh
Thành Thăng Long xưa còn có tên là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Lý Thái Tổ chèo thuyền ở bờ sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, vì vậy đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy, tức là đất kinh thành ngày nay vậy.
Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ. Trong hang dưới chân núi, có con chồn chín đuôi sống được hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu tinh, biến hóa thiên hình vạn trạng, hoặc thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người mọi chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần, người mọi thường thờ phụng. Thần dạy người mọi trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là “mọi áo trắng” (Bạch y man). Con chồn chín đuôi biến thành người mọi áo trắng nhập vào giữa đám dân mọi cùng ca hát, dụ bắt trai gái rồi trốn vào trong hang núi đá. Người mọi rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá, làm thành một đầm nước lớn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là “đầm Xác Chồn” (tức Hồ Tây ngày nay). Rồi cho lập miếu để trấn áp yêu quái (tức chùa La đã ngàn năm). Cánh đồng phía Hồ Tây rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là “đồng Chồn” (Hồ Đồng). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, thường gọi là “thôn Chồn” (Hồ Thôn). Chỗ hang chồn xưa, nay gọi là đầm Lỗ Hồ (Lỗ Hồ Đàm).
(trích Lĩnh Nam chích quái, Trần Thế Pháp soạn thảo, theo https://dotchuoinon.com)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Lạc Long Quân phải diệt trừ Ngư Tinh và Hồ Tinh vì chúng gây hại cho dân chúng, ăn thịt người và làm cuộc sống của người dân trở nên nguy hiểm và khổ sở.
- Cách diệt trừ Ngư Tinh: Lạc Long Quân hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, giả vờ cầm một người sắp ném vào cho Ngư Tinh ăn. Khi Ngư Tinh há miệng định nuốt, ông ném vào miệng cá một khối sắt nung đỏ, khiến nó bị thương nặng. Sau đó, ông cắt đứt đuôi cá và lột da nó.
- Cách diệt trừ Hồ Tinh: Lạc Long Quân ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên phá vỡ hang đá nơi Hồ Tinh ẩn náu, biến chỗ đó thành một đầm nước lớn (Hồ Tây ngày nay).Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Yếu tố “kinh” trong từ “kinh thành” đồng âm với yếu tố “kinh” trong các từ “kinh dị” và “kinh hoàng”. Vì :
- “Kinh” trong “kinh thành” có nghĩa là nơi đặt kinh đô, trung tâm chính trị của một quốc gia.
- “Kinh” trong “kinh dị” và “kinh hoàng” có nghĩa là “sợ hãi” hoặc “hoảng sợ”.
Hai yếu tố này có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau nên là những yếu tố Hán Việt đồng âm.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Chiến công đánh bại Ngư Tinh và Hồ Tinh của Lạc Long Quân phản ánh quan niệm của người xưa về vai trò của người anh hùng là bảo vệ cộng đồng, mang lại bình an và sự thịnh vượng cho dân chúng.
- Người anh hùng không chỉ cần có sức mạnh và lòng dũng cảm mà còn phải có trí tuệ và lòng nhân ái. Các vị thần hay anh hùng trong truyền thuyết thường được xem là biểu tượng của sức mạnh bảo vệ, công lý và lòng yêu nước.Câu 5:
Từ nhân vật Lạc Long Quân, em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối, hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống ( Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu)
Lời giải của GV VietJack
Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra và lý giải hợp lý. HS có thể đưa ra suy nghĩ riêng của mình về vấn đề, tuy nhiên cần phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một gợi ý:
VD: Lạc Long Quân diệt trừ yêu quái giúp đỡ nhân dân, được nhân dân kính trọng, ghi nhớ công ơn. Hành động của người anh hùng gợi suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối
Bởi vì:
+ Khi mọi người biết đứng ra bảo vệ và giúp đỡ những người yếu đuối, sẽ góp phần ngăn chặn những hành động bất công và bạo lực, tạo ra một xã hội an toàn, công bằng, nhân ái, tốt đẹp
+ Bảo vệ mọi người trong tình huống khó khăn, ta sẽ giúp họ vượt qua thử thách trong cuộc sống, có niềm tin vào cuộc đời
+ Bản thân người biết giúp đỡ sẽ hạnh phúc vì được mọi người tin yêu và thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa.Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nghị luận xã hội nguồn nước ngọt bị ô nhiễm và hành động của chúng ta.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Tình trạng quy hoạch các đô thị chưa thể gắn liền với vấn đề về xử lý chất nước thải nên ô nhiễm nguồn nước ở các thành phố lớn, ở các khu công nghiệp và nhất là khu đô thị cũng đang ở mức báo động.
- Nước bị ô nhiễm trên nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau như ao hồ, sông ngòi, hay hệ thống ống dẫn thoát nước thải.
b. Nguyên nhân
- Sự thiếu ý thức của nhiều người dân, do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ thường đặt mục tiêu lợi nhuận đầu tiên nên đã vi phạm quy trình khai thác, làm ô nhiễm môi trường và không xử lí nước thải đúng theo quy định của pháp luật.- Việc quản lý bảo vệ môi trường chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả đã vô tình tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường ngày càng tiếp diễn.
c. Hậu quả
- Nhiều sông ngòi ao hồ bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người.
- Nước ô nhiễm dẫn đến nguồn nước sạch sẽ không đủ phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu cây trồng và sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Nước ô nhiễm cũng là nguồn phát sinh sinh ra các mầm mống dịch bệnh nguy hiểm khác.
d. Giải pháp
- Trước tiên, các cơ quan chức năng cần cung cấp một nguồn nước sạch an toàn đã qua xử lý để cung cấp cho các hộ dân trong vùng bị nước ô nhiễm và đưa ra các phương pháp xử lý nước đơn giản để họ có nguồn nước sạch sử dụng.
- Tại các khu đô thị hay các khu công nghiệp, tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi cho chảy ra ngoài môi trường và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của các doanh nghiệp.
3. Kết bài
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việte. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
Yếu tố kỳ ảo được coi là phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống của truyện truyền kỳ. Qua những chi tiết kỳ ảo, người đọc có thể nhân thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan điểm, thái độ của tác giả. Em hãy nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện Ngư Tinh – Hồ Tinh (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Từ nhân vật Lạc Long Quân, em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự cần thiết phải biết giúp đỡ và bảo vệ những người yếu đuối, hay những người gặp khó khăn trong cuộc sống ( Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu)
Câu 6:
về câu hỏi!