Câu hỏi:
07/10/2024 98Tại sao tự thụ phấn bắt buộc xảy ra có thể gây thoái hóa giống ở các giống lúa lai nhưng vẫn cần áp dụng trong các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tự thụ phấn bắt buộc gây thoái hóa giống lúa lai vì: Lúa lai có nguồn gốc từ lai khác dòng, mang nhiều allele quý từ các dòng bố mẹ khác nhau. Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ khiến các allele quý phân li, các gene lặn có hại chuyển sang trạng thái đồng hợp, dẫn đến làm giảm sức sống, làm giảm năng suất, phẩm chất (ưu thế lai).
- Trong chọn và tạo giống vẫn cần áp dụng tự thụ phấn bắt buộc vì:
+ Giúp tạo dòng thuần: Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ giúp tạo dòng thuần, là nguyên liệu nhằm tạo ưu thế lai.
+ Giúp củng cố các tính trạng tốt có kiểu gene đồng hợp tử về tính trạng được quan tâm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì ổn định khi thỏa mãn các điều kiện nào?
Câu 2:
Quan sát hình 13.2 và trả lời câu hỏi:
a) Ở quần thể thế hệ F2, các tần số kiểu gene AA, Aa, aa thay đổi theo xu hướng nào nếu các cá thể tiếp tục tự thụ phấn?
b) Sau càng nhiều thế hệ tự thụ phấn, tần số các kiểu gene thay đổi theo xu hướng nào?
Câu 3:
Hãy nêu và giải thích ví dụ minh họa ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần đến một quần thể ngẫu phối.
Câu 4:
Hậu quả của hiện tượng giao phối gần xảy ra đối với đàn vật nuôi là gì? Biện pháp nào có thể áp dụng để giảm nguy cơ giao phối gần trong đàn vật nuôi?
Câu 5:
Nêu ý nghĩa của việc xác định tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể.
Câu 6:
Di truyền học cá thể nghiên cứu sự di truyền tính trạng qua các thế hệ cá thể, xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gene ở mỗi thế hệ lai trong các phép lai hữu tính. Bằng cách nào có thể nghiên cứu đặc trưng di truyền, sự thay đổi hoặc sự duy trì đặc trưng đó qua các thế hệ của một tập hợp cá thể cùng loài như đàn ngựa vằn ở đồng cỏ châu Phi?
về câu hỏi!