Câu hỏi:

11/10/2024 274

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn sử Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Giới thiệu tác giả Tô Hoài với truyện ngắn  “Vợ chồng A Phủ”, Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt”.

+ Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.  Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. "Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.

+ Kim Lân - người "một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn". Có ý kiến cho rằng nếu chọn ra 10 cây bút tiêu biểu nhất của văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám thì không có ông nhưng nếu chọn ra 10 truyện ngắn hay nhất thì Kim Lân có đến 2 tác phẩm là "Làng" và "Vợ nhặt". Trong đó, "Vợ nhặt" là một câu chuyện đầy ám ảnh. 

-  Hai tác phẩm trên là những sáng tác tiêu biểu của hai nhà văn, đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Bên cạnh những nét tương đồng, ở hai truyện ngắn vẫn có những nét riêng độc đáo.

2.1. Số phận của người lao động trong 2 tác phẩm:  

a. Truyện "Vợ chồng A Phủ" phản ánh số phận đau khổ, tủi nhục của những người dân lao động dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền ở vùng miền núi Tây Bắc. Chứng minh qua cuộc đời nhân vật Mị và A Phủ:

- Nhân vật Mị:

+  Thân phận con dâu gạt nợ nhưng thực chất, Mị chỉ như kẻ ở cho nhà thống lí Pá Tra.

+  Bị bóc lột tàn tệ: làm việc quần quật, con trâu con ngựa làm còn có lúc nghỉ ngơi nhưng Mị thì không, trong đêm tình mùa xuân khi sức sống trỗi dậy ngay lập tức bị A Sử dập tắt, bắt trói vào cột…

+  Mị từ một cô gái trẻ trung, yêu đời trở thành "con rùa lùi lũi trong xó cửa", tê liệt cả khả năng phán kháng...

-  Nhân vật A Phủ:

+  Chịu đau khổ, bất hạnh: mồ côi cha mẹ, bị đem bán đổi thóc, lưu lạc ở Hồng Ngài rồi vì dám đứng lên bảo vệ công bằng, lẽ phải mà bị đánh đập, phạt vạ, trở thành kẻ ở cho nhà thống lí.

+  Kiếp nô lệ bị bóc lột, chà đạp: bị phạt vạ vô lí, làm việc quần quật mấy năm không hết nợ, đánh mất bò nên bị trói đến chết (tính mạng rẻ mạt)…

b. Truyện "Vợ nhặt" phản ánh số phận khốn khổ, rẻ mạt của con người giữa thời đói:

-  Cảnh nười chết đói tràn ngập khắp xóm ngụ cư: Người chết như ngả rạ, người sống thì "vật vờ như những bóng ma",...

-  Số phận con người được tô đậm qua nhiều nhân vật cụ thể:

+ Tràng: xấu, nghèo, dân ngụ cư, ế vợ.

+ Người vợ nhặt: quần áo rách tả tơi, mặt xám ngoét, nghèo đói nên cong cớn, chỏng lỏn, chấp nhận theo không Tràng về làm vợ cốt để có miếng ăn. 

+ Bà cụ Tứ: cái nghèo khổ in dấu trong dáng hình "lọng khọng" đầy ám ảnh

2.2. Vẻ đẹp tâm hồn của con người qua 2 tác phẩm:

a. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã tập trung miêu tả sức  sống mãnh liệt, khát vọng tự do cháy bỏng và khả năng cách mạng ở những con người nghè khổ: 

 Nhân vật Mị:

- Là một người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, tâm hồn trong sáng, yêu đời. Mị rất hiếu thảo: vì thương bố Mị chấp nhận làm con dâu gạt nợ, sống cuộc đời tăm tối, tủi nhục.

- Có sức sống tiềm tàng mãnh liệt [phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân]: Không khí ngày xuân ở Hồng Ngài, tiếng sao gọi bạn tình và nhất là hơi rượu đã làm thức dậy tâm hồn Mị. Từ một kẻ lầm lũi, tê liệt khả năng phản kháng, Mị bỗng sống dậy ý thức về thân phận, thấy đau khổ và nghĩ đến cái chết. Rồi Mị lại muốn làm đẹp, muốn đi chơi, muốn được sống như ngày còn trẻ, còn được tự do...

- Là một cô gái giàu tình thương, có khát vọng sống mãnh liệt và có khả năng cách mạng:

+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ chính là tự giải thoát bản thân mình.

+ Vùng chạy theo A Phủ rồi sau hau người đã đến với cách mạng.

Nhân vật A Phủ:

- Là một chàng trai khỏe khoắn, chăm lao động, tính tình cương trực: Ai lấy được A Phủ "như có một con trâu tốt trong nhà", dám chống lại những bất công ngang trái,...

- Là người tình nghĩa và có tình yêu tự do và tinh thần cách mạng:

+ Khi Mị cởi trói, A Phủ khuỵu xuống, không bước được rồi ngay sau đó đã "quật sức vùng lên chạy" thoát khỏi gông cùm, xiềng xích.

+ Khi Mị nói "A Phủ cho tôi đi", A Phủ đã không bỏ lại người đàn bà khốn khổ ấy.

+ Tìm đến cách mạng, trở thành cán bộ giỏi

b. Trong "Vợ nhặt", Kim Lân đã cho thấy: 

- Dù hoàn cảnh nghèo đói khốn cùng, con người vẫn yêu thương, đùm bọc nhau:

+ Tràng nhặt vợ về cưu mang.

+  Bà cụ Tứ sẵn sàng chấp nhận người con dâu với tất cả tình thương của một người mẹ đã trải đời.

+ Người vợ nhặt sẵn sàng theo không Tràng mong qua cảnh đói nghèo nhưng khi ăn miếng cháo cám "nghẹn bứ trong cổ họng" vẫn điềm nhiên, tỏ ra vui vẻ nghĩa là đã cảm thông, thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ sự nghèo khó với mẹ con Tràng.

-  Khao khát hạnh phúc, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng:

+  Người dân ngụ cư vui khi Tràng có vợ.

+  Tràng tủm tỉm cười, hôm sau xúc động trước cảnh nhà cửa sân vườn được quét dọn sạch sẽ...

+  Người vợ nhặt trở thành người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, chu đáo.

+  Bà cụ Tứ dặn dò, chỉ bảo các con, toàn nghĩ đến chuyện tương lai "ai giàu ba họ, ai khó ba đời"...

+  Hình ảnh đoàn người đói đi trên đê sộp và lá cờ Việt Minh dự báo về một cuộc đổi đời

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 

-  Trong "Vợ chồng A Phủ":

+  Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, sâu sắc.

+  Giọng kể trầm lắng.

+  Sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc: căn buồng của Mị, tiếng sáo, giọt nước mắt A Phủ,...

- Trong "Vợ nhặt":

+  Giọng điệu đôn hậu, hóm hỉnh

+  Tình huống truyện vừa éo le vừa độc đáo, bất ngờ.

+  Miêu tả tâm trạng nhân vật tài tình.

2.4. So sánh: 

 a. Giống nhau: 

-   Lấy bối cảnh những năm 1945 – 1954

-   Phản ánh số phận bi thảm đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động

-   Tố cáo xã hội thực dân phong kiến chà đạp, đẩy con người vào đau khổ.

-   Thể hiện tinh thần nhân đạp sâu sắc: trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng chính đáng của con người, có niềm tin vào sự đổi đời của con người.

-  Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tài tình, tinh tế.

b. Khác nhau: 

-   “Vợ chồng A Phủ” tập trung phản ánh:

+ Số phận: người lao động bị áo bức, bóc lột

+ Vẻ đẹp: sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do.

-   “Vợ nhặt” tập trung phản ánh:

+ Số phận: rẻ rúng vì đói nghèo.

+ Vẻ đẹp: khát vọng sống, ước mơ hạnh phúc.

3. Đánh giá chung 

-  Nhấn mạnh: hai tác phẩm bên cạnh những nét tương đồng vẫn có những nét riêng biệt, thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả.

-  Khẳng định giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn của hai tác phẩm cũng như tài năng của hai tác giả. 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Khoảng năm… cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.

Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.

Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.

Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: “Không để thế được”. Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui. Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình […].

(2) Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo: “Không!”. Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài (ông Cơ và cô Lài là hai bố con được Thủy cho ở trong nhà như người giúp việc) cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ.

Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn”. Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc”. Cái Mi cười. Còn cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc”. Hai đứa bảo: “Thế thì không có”. Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.

Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy”. Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức”. Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu… cha chỉ viết thư. Thí dụ: “Thân gửi N. tư lệnh quân khu… Tôi viết thư này cho cậu… Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v… Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v… Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậ u v.v… “. Cha viết như thế được không?”. Tôi bảo: “Được”. Vợ tôi bảo: “Không được!”. Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình”.

 (Nguyễn Huy Thiệp, Tướng về hưu, https://vanvn.vn)

Xác định người kể chuyện và đề tài được đề cập trong văn bản.

Xem đáp án » 11/10/2024 2,946

Câu 2:

Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp qua đoạn trích trên.

Xem đáp án » 11/10/2024 1,518

Câu 3:

Những biểu hiện nào trong phần (2) cho thấy nhân vật “cha tôi” lạc loài ngay trong chính gia đình mình?

Xem đáp án » 11/10/2024 1,221

Câu 4:

Văn bản thể hiện giá trị nhân sinh nào? Em có đồng tình với quan điểm đó không?

Xem đáp án » 11/10/2024 1,079

Câu 5:

Nếu là con trai của ông Thuấn trong câu chuyện, bạn sẽ làm gì khi bố được về hưu?

Xem đáp án » 11/10/2024 737

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store