Câu hỏi:
11/10/2024 716Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
HS được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung câu chuyện. Tham khảo:
- Cần sống có lòng yêu thương.
- Cần sống tình nghĩa, trước sau như một.
- Không nên phân biệt đối xử.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Mây trắng còn bay (Bảo Ninh) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải).
Đoạn trích 1:
MÂY TRẮNG CÒN BAY
(Bảo Ninh)
(Lược phần đầu truyện: Nhân vật “tôi” (là một hành khách trên chuyến bay) kể về một bà cụ lần đầu tiên đi máy bay. Khi máy bay ra khỏi vùng thời tiết xấu, bà cụ thích thú nhìn ngắm mây bay bên ngoài cửa sổ và bắt chuyện với “tay vận comple” nhưng không được hắn đáp lại. Bà cụ không ăn gì mà chỉ xin một cốc nước lúc cô tiếp viên mang đồ đến phục vụ. Khi máy bay bay qua vùng vĩ tuyến 17, nhân vật tôi thiu thiu ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quát của tay vận comple nạt bà cụ)
[…] Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.
Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?
- Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.
Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.
Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.
Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.
Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.
(Trích: “Mây trắng còn bay”, Bảo Ninh, NXB Trẻ, TP. HCM, 2008)
Đoạn trích 2:
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
(Nguyễn Khải)
(Lược phần đầu : Nhân vật tôi từ chiến khu về tiếp quản thủ đô và ghé qua nhà cô Hiền - chị em đôi, con dì ruột với mẹ của anh. Qua lời kể của nhân vật tôi, cô Hiền là một người Hà Nội bình thường, vô danh nhưng cũng như những người Hà Nội bình thường khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, cái bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ riêng của mình với mọi hiện tượng xung quanh…)
Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn.
Cô bảo tôi: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy”.
(Trích “Một người Hà Nội” , Nguyễn Khải, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai,
NXB Giáo dục, 2008, tr.82)
Chú thích:
* Bảo Ninh (18/10/1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông từng là học sinh trường Bưởi - Chu Văn An, từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam và là tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh”. Bằng trải nghiệm của riêng bản thân mình, bước ra từ thời chiến, bảo Ninh mang trong mình những suy tư nặng trĩu, những nỗi đau mất đi người thương ngay trước mắt, ông trải hết lòng vào trông áng văn.
Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” ra đời vào năm 1975, vào thời kì đất nước trong giai đoạn đổi mới toàn diện
* Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hành trình văn xuôi của ông tiêu biểu cho sự vận động của văn xuôi Việt Nam trước và sau 1975: Trước 1975, vẫn là cây bút giàu chất triết luận nhưng thể hiện cảm hứng lãng mạn để ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Sau 1975, Nguyễn Khải quan tâm đến số phận con người cá nhân trong cuộc sống đời thường, chú ý đến tính cách, tư tưởng của con người trước những biến động của xã hội
Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập “Hà Nội trong mắt tôi”, tiêu biểu cho truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì đổi mới.
Câu 2:
Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(Lược dẫn: Vợ của nhân vật xưng “tôi” mua một con chó, nhưng nó rất xấu xí nên chẳng ai dám đến gần. Mấy người quen của nhân vật “tôi” định bụng sẽ giết thịt nó để làm một chầu nhậu, nhưng rồi giặc đến, mọi người đều phải bỏ làng chạy giặc. Vì vướng víu nên gia đình, nhân vật “tôi” đành phải bỏ con chó lại nhà cụ bếp Móm và nhờ cụ nuôi hộ. Trước khi ra đi, vợ của nhân vật “tôi” đã xích con chó vào gốc cây để nó khỏi chạy theo).
“Ắng!… Ắng! Ắng!…” Tiếng con chó lồng lộn, cuống quít đằng sau bước chân tôi. Nó như gọi tôi, nó như kêu cứu, như than khóc, oán trách…
Ra khỏi ngõ tôi thoảng nghe tiếng chị vợ cảnói với chồng:
– Vợ chồng nhà ấy họ đi đấy à? Này, họ bỏ lại con chó cậu ạ.
Và tiếng anh chồng dấm dẳn:
– Đến người cũng chả chắc giữ được nữa là con chó!…
Tôi xóc lại cái quai ba lô, bước theo hút cái bóng nhà tôi đang đi xăm xắm xuống đồi.
[…]
Tiếng con chó từ trong nhà cụ bếp Móm đưa ra vẫn nghe rõ mồn một “Ắng!… Ắng! Ắng!…”. Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột gan tôi. “Thôi để chuyến này về tao nuôi. Tao sẽ nuôi mày, tao không bỏ mày đâu…”.
Tôi nhủ thầm với tôi một lần nữa như vậy.
(Lược một đoạn: sau khi giặc rút, gia đình nhân vật “tôi” về lại làng, nhưng nhân vật “tôi” đã quên bẵng con chó).
Một hôm tôi chợt thấy cặp kính trắng lấp loáng của Đặng “cồn” từ đầu ngõ đi vào, bấy giờ tôi mới giật mình, sực nhớ đến con chó. Tôi quay lại hỏi nhà tôi:
– À, mình này! Con chó nhà ta đâu nhỉ? Mình chưa vào trong cụ bếp dắt nó về à?
Nhà tôi đứng ngẩn ra một lúc. Có lẽ nhà tôi cũng không ngờ rằng tôi đã về bằng ấy ngày giời rồi vẫn không nói chuyện con chó ấy với tôi.
– Nó chết rồi!… – Nhà tôi nói khe khẽ.
– Chết rồi? Làm sao mà chết được?…
Tôi trố mắt lên hỏi lại. Nhà tôi cúi mặt xuống, thở dài:
– Nó chết thương lắm cơ mình ạ. Không phải nó chết trong cụ bếp Móm đâu. Nó về nhà ta nó chết đấy.
Nhà tôi ngừng lại, cắn môi chớp chớp hai mắt nhìn ra ngoài sân. Lát sau, nhà tôi đứng dậy mời Đặng vào trong nhà, rót nước mời anh rồi mới tiếp tục câu chuyện.
Chao ôi! Con chó xấu xí ấy của tôi! Con chó từ lúc mua, đến lúc chết không được một lần vuốt ve! Nó đã chết một cách thảm thương và trung hậu quá. Từ hôm vợ chồng tôi gửi lại nó cho ông cụ bếp Móm, con chó không chịu ăn uống gì. Nó chỉ kêu. Nó kêu suốt ngày, suốt đêm. Một đêm, ông cụ bếp không thấy con chó kêu nữa, thì ra nó đã xổng xích đi đâu mất rồi.
Hôm nghe tin giặc rút, ở trong khe đồn Khau Vắt dọn về, nhà tôi tạt vào nhà cụ bếp Móm định đem con chó về nhân thể, nhưng vào đến nơi thì nó không còn đấy nữa. Lúc ấy nhà tôi cũng yên trí là con chó mất rồi. Chắc chắn nó sẽ lạc vào một trại ấp nào đấy và người ta làm thịt nó.
Nhưng khi nhà tôi về đến nhà, bà con xóm giềng vừa chạy sang láo nháo thăm hỏi thì, ở ngoài vườn sau, có mấy tiếng chó hú lên thảm thương và ghê rợn.
Từ sau bụi dứa rậm rạp, con chó khốn khổ ấy lảo đảo đi ra. Người nó run lên bần bật. Nó gầy quá, chỉ còn một dúm xương da xộc xệch, rụng hết lông. Nó đói quá, đi không vững nữa. Nó đi ngã dụi bên này, dụi bên kia. Rồi nó không còn đủ sức mà đi nữa. Nó nằm bệt trên đất, rúm người lại, lết lết về phía nhà tôi. Lúc ấy cả người nó chỉ còn có cái đuôi là còn ngó ngoáy được để mừng chủ và cái lưỡi liếm liếm vào tay chủ. Khốn nạn con chó! Được gặp chủ nó mừng quá. Từ trong hai con mắt đờ đẫn của nó mấy giọt nước chảy ra. Lát sau thì nó không liếm được nữa, cái đuôi ngoáy yếu dần, yếu dần rồi im hẳn. Nó chết.
Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu?
[…]
(Trích Con chó xấu xí, Kim Lân, in trong Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học)
Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Câu 3:
Câu 5:
Từ truyện ngắn trên, bạn suy nghĩ gì về tác hại của thói vô cảm trong cuộc sống?
về câu hỏi!